CHẾ TẠO BỘ THÍ NGHIỆM KHẢO SÁT SUẤT ĐIỆN ĐỘNG CẢM ỨNG TRONG CUỘN DÂY ĐẶT TRONG TỪ TRƯỜNG CỦA NAM CHÂM | Nhạn | TNU Journal of Science and Technology

CHẾ TẠO BỘ THÍ NGHIỆM KHẢO SÁT SUẤT ĐIỆN ĐỘNG CẢM ỨNG TRONG CUỘN DÂY ĐẶT TRONG TỪ TRƯỜNG CỦA NAM CHÂM

Thông tin bài báo

Ngày nhận bài: 08/04/24                Ngày hoàn thiện: 10/06/24                Ngày đăng: 11/06/24

Các tác giả

1. Lưu Thi Nhạn Email to author, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
2. Đào Văn Thành, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
3. Dương Vũ Trường, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
4. Ngô Thị Hoa, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
5. Nguyễn Văn Hùng, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
6. Nguyễn Hùng Minh, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Tóm tắt


Hiện tượng cảm ứng điện từ là phần kiến thức Vật lý quan trọng được giảng dạy trong hầu hết các trường Đại học công nghệ và kỹ thuật ở Việt Nam, trong đó có Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Qua khảo sát cho thấy, số lượng bài thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ được giảng dạy tại các trường Đại học trong nướchầu như không có hoặc rất ít. Do đó với mong muốn nghiên cứu xây dựng được bộ thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ, nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu lý thuyết kết hợp nghiên cứu thực nghiệm để chế tạo được bộ thí nghiệm khảo sát suất điện động cảm ứng trong cuộn dây đặt trong từ trường của nam châm. Kết quả khảo sát sự phụ thuộc của suất điện động cảm ứng cho thấy: biên độ của Ura phụ thuộc tuyến tính vào tốc độ quay của nam châm (với cuộn dây có kích thước d=42,44 mm, N=200vòng); số vòng dây càng nhiều thì Ura càng lớn (với các cuộn dây có đường kính d=51,9 mm vàsố vòng khác nhau 50, 100, 200, 300). Tuy nhiên với sự phụ thuộc của Ura vào tiết diện của cuộn dây thì, khi tăng tiết diện Ura cũng tăng, nhưng tăng tới 2114,48 mm2 thì Ura có xu hướng giảm. Đặc biệt khi tăng tới 4837,37 mm2 tốc độ giảm của Ura được hiển thị rất rõ.

Từ khóa


Thí nghiệm Vật lý; Cảm ứng điện từ; Suất điện động; Nam châm; Cuộn dây

Toàn văn:

PDF

Tài liệu tham khảo


[1] K. T. Le, “Building active learning methods in class for university students,” (in Vietnamese), Vietnam Educational Science Journal, no. 23, pp. 16-21, 2019.

[2] H. A. Nguyen, “Making and use self-created experiments in physics teaching organization towards experimental capacity development,” UED Journal of Social Sciences, Humanities and Education, vol. 8, no. 3A, pp. 1-6, 2018.

[3] A. Tiberghien et al., “Analysis of labwork sheets used in regular labwork at the upper secondary school and the first years of university,” Labwork in science education, Project PL 95–2005, 2005.

[4] M. Euler, “The role of experiments in the teaching and learning of physics,” in Proceedings of the International School of Physics "Enrico Fermi", vol. 156: Research on Physics Education, Publisher: IOS, 2015, pp. 175-221.

[5] J. Pavlin, “Experiments in Physics Teaching and Learning,” Center for Educational Policy Studies Journal, vol. 8, no. 1, pp. 5-8, 2018.

[6] R. Kingman, S. C. Rowland, and S. Popescu, “An experimental observation of Faraday’s law of induction,” Am. J. Phys., vol. 70, no. 6, pp. 595-598, 2002.

[7] K. N. loskutov et al., “Electromagnetism: Laboratory workshop,” Perm p.74, 2004.

[8] M. Hund et al., “Impulse of voltage (Faraday's law of induction),” CASSY Lab 2, LD DIDACTIC, 2011, pp. 218-224.

[9] T. N. Luu, M. D. Ngo, V. T. Duong, T. S. Nguyen, and T. H. Ngo, Physics textbook 1, (in Vietnamese). Statistical Publishing House, 2023.

[10] H. T. Nghiem, “Design, manufacture, and utilize a concurrent forces surveyexperiment set to foster problem-solving and creativity skills of high school students in physics education,” TNU Journal of Science and Technology, vol. 229, no. 1, pp.47 – 55, 2024.

[11] T. N. M. Bui, “Building a set of experiments to investigate the phenomenon of electromagnetic induction in physics for grade 11,” (in Vietnamese), Master Thesis, University of Education - Ha noi National University, Ha Noi, 2018.




DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.10069

Các bài báo tham chiếu

  • Hiện tại không có bài báo tham chiếu
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên
Phòng 408, 409 - Tòa nhà Điều hành - Đại học Thái Nguyên
Phường Tân Thịnh - Thành phố Thái Nguyên
Điện thoại: 0208 3840 288 - E-mail: jst@tnu.edu.vn
Phát triển trên nền tảng Open Journal Systems
©2018 All Rights Reserved