TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÂY CHÀM MÈO (STROBILANTHES FLACCIDIFOLIUSNEES) ĐỂ CHỮA BỆNH CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC VÙNG NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM
Thông tin bài báo
Ngày đăng: 31/10/17Tóm tắt
Cây Chàm mèo (Strobilanthes flaccidifoliusNees) được dùng chữa các bệnh cấp tính như: Sốt cao, chảy máu cam, chốc lở, viêm amidan, viêm đường hô hấp… Năm 2014, cây Chàm mèo được phát hiện có chứa hợp chất indirubin – 3′ – oxim có tác dụng tích cực trong điều trị bệnh ung thư máu và nhiều loại ung thư khác. Cây Chàm mèo mọc nhiều ở miền núi phía Bắc Việt Nam và được đồng bào dân tộc nơi đây dùng để chữa bệnh. Chúng tôi tiến hành điều tra tình hình sử dụng cây Chàm mèo để chữa bệnh của các dân tộc thuộc 04 huyện của 04 tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam là: Huyện Bảo Lạc - tỉnh Cao Bằng, Hoàng Su Phì - Hà Giang, Nậm Pồ - Điện Biên và huyện Võ Nhai - Thái Nguyên). Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tại Nậm Pồ - Điện Biên, tỉ lệ người dân biết sử dụng Chàm mèo để chữa bệnh là cao nhất (46%), thấp nhất ở Võ Nhai – Thái Nguyên (28%). Đa số người dân chỉ biết 01 bài thuốc quen thuộc có vị Chàm mèo. Trong các nhóm dân tộc biết dùng các bài thuốc có vị Chàm mèo để chữa bệnh thì đồng bào dân tộc Mông sử dụng phổ biến nhất (chiếm tỉ lệ 54,72%). Chúng tôi đã tiến hành thu thập được 19 bài thuốc có vị Chàm mèo được đồng bào các dân tộc sử dụng để chữa 09 nhóm bệnh. Đồng bào các dân tộc có cách chế biến, cách dùng cây Chàm mèo rất phong phú, đa dạng. Trong đó, điều chế thành cao hoặc bột để sử dụng lâu dài và dùng bôi trực tiếp hoặc hòa uống là cách được sử dụng rộng rãi nhất.
Từ khóa
Toàn văn:
PDFCác bài báo tham chiếu
- Hiện tại không có bài báo tham chiếu