HIỆU QUẢ CẢN TIA UVB CỦA MỘT SỐ CHẤT HỮU CƠ VÀ VÔ CƠ | Mai | TNU Journal of Science and Technology

HIỆU QUẢ CẢN TIA UVB CỦA MỘT SỐ CHẤT HỮU CƠ VÀ VÔ CƠ

Thông tin bài báo

Ngày nhận bài: 02/05/24                Ngày hoàn thiện: 10/06/24                Ngày đăng: 11/06/24

Các tác giả

Nguyễn Thị Yến Mai Email to author, Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội

Tóm tắt


Sản phẩm chăm sóc da với mục tiêu chống tia tử ngoại luôn được quan tâm nhằm hạn chế các tác hại lão hóa của ánh sáng mặt trời gây ra cho da, đặc biệt hiện nay người tiêu dùng có xu hướng tìm kiếm các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên. Trong nghiên cứu này, khả năng cản tia UVB của một số chất hữu cơ và vô cơ được phân tích đánh giá thông qua quang phổ truyền qua của chúng ở dải bước sóng kích thích 250 nm-400 nm. Các loại dầu hạt như dầu hạnh nhân, dầu hạt lanh được biết đến là chứa nhiều axit béo có lợi cho da được nghiên cứu khả năng chống nắng. Các loại bột thảo mộc như bột nghệ, bột trà xanh, bột thuốc bắc (gồm bột bạch chỉ, bột bạch truật, bột bạch phục linh) với tác dụng chống oxy hóa tốt cũng được khảo sát. Bên cạnh đó, hai loại oxit được biết đến với khả năng chống nắng tốt là TiO2 và ZnO cũng được khảo sát để so sánh. Các nghiên cứu nhằm tìm ra vật liệu thích hợp cho phát triển sản phẩm kết hợp chống nắng và dưỡng da. Kết quả cho thấy các mẫu dầu hạt như dầu hạt lanh và dầu hạnh nhân không có khả năng cản nắng tốt bằng các mẫu bột. Trong các mẫu bột, bột thuốc bắc đã thể hiện khả năng cản nắng tốt nhất, với chỉ số SPF cao nhất, tương đương với khả năng cản nắng của bột vô cơ TiO2.ZnO. Điều này cho thấy tiềm năng của việc sử dụng bột thuốc bắc trong phát triển sản phẩm kết hợp chống nắng và dưỡng da. 

Từ khóa


UVB; Chống nắng; Chăm sóc da; Chống lão hóa; Phổ truyền qua

Toàn văn:

PDF

Tài liệu tham khảo


[1] H. Hidaka, S. Horikoshi, N. Serpone, and J. Knowland, “In vitro photochemical damage to DNA, RNA and their bases by an inorganic sunscreen agent on exposure to UVA and UVB radiation,” J. Photochem. Photobiol. A Chem., vol. 111, pp. 205–213, 1997.

[2] J. D’Orazio, S. Jarrett, A. Amaro-Ortiz, and T. Scott, “UV radiation and the skin,” Int. J. Mol. Sci., vol. 14, pp. 12222–12248, 2013.

[3] L. T. N. Ngoc, V. V. Tran, J. Y. Moon, M. Chae, D. Park, and Y. C. Lee, “Recent Trends of Sunscreen Cosmetic: An Update Review,” Cosmetics, vol. 6, no. 4, p. 64, 2019.

[4] N. Fleury, S. Geldenhuys, and S. Gorman, “Sun exposure and its effects on human health: Mechanisms through which sun exposure could reduce the risk of developing obesity and cardiometabolic dysfunction,” Int. J.Environ. Res. Public Health, vol. 13, p. 999, 2016.

[5] N. A. Shaath, Sunscreens, development, evaluation, and regulatory aspects, New York, USA: Marcel Dekker, Inc, 1997, pp. 211–233.

[6] F. P. Gasparro, M. Mitchnick, and J. F. Nash, “A Review of Sunscreen Safety and Efficacy,” Photochemistry and Photobiology, vol. 68, no. 3, pp. 243-56, 1998.

[7] D. I. S. P. Resende, A. Jesus, J. M. S. Lobo, E. Sousa, M. T. Cruz, H. Cidade, and I. F. Almeida, “Up-to-Date Overview of the Use of Natural Ingredients in Sunscreens,” Pharmaceuticals, vol. 15, no. 3, p. 372, 2022.

[8] P. T. Mpiana, “Determination of Sun Protection Factor (SPF) of Some Body Creams and Lotions Marketed in Kinshasa by Ultraviolet Spectrophotometry,” Int. J. Adv. Res. Chem. Sci., vol. 1, pp. 7–13, 2014.

[9] U. Osterwalder and B. Herzog, “Sun protection factors: world wide confusion,” Br. J. Dermatol., vol. 161, pp. 13–24, 2009.

[10] K. Geoffrey, A. N. Mwangi, and S. M. Maru, “Sunscreen products: Rationale for use, formulation development and regulatory considerations,” Saudi Pharmaceutical Journal, vol. 27, pp. 1009–1018, 2019.

[11] C. Walters, A. Keeney, C. T. Wigal, C. R. Johnston, and R. D. Cornelius, “The spectrophotometric analysis and modeling of sunscreens,” J. Chem. Educ., vol. 74, p. 99, 1997.

[12] S. E. Wolverton, Comprehensive Dermatologic Drug Therapy, 2nd ed. Saunders, 2007.

[13] S. B. Levy, “Sunscreen for photoprotection,” Dermatol Ther., vol. 4, pp. 59–71, 1997.

[14] B. D. Wilson, S. Moon, and F. Armstrong, “Comprehensive Review of Ultraviolet Radiation and the Current Status on Sunscreens,” J. Clin. Aesthet Dermatol., vol. 5, no. 9, pp. 18–23, 2012.

[15] D. Moyal, A. Chardon, N. Kollias, K. Geoffrey, et al., “UVA protection efficacy of sunscreens can
be determined by thepersistent pigment darkening (PPD) method,” Photodermatol. Photoimmunol. Photomed., vol. 16, pp. 250–255, 2000.

[16] P. J. Matts, V. Alard, M. W. Brown, L. Ferrero, H. Gers-Barlag, N. Issachar, D. Moyal, and R. Wolber, “The COLIPA in vitro UVA method: a standard and reproducible measure of sunscreen UVA protection,” Int. J. Cosmet. Sci., vol. 32, pp. 35–46, 2010.

[17] J. F. Nash, P. R. Tanner, and P. J. Matts, “Ultraviolet A radiation: testing and labeling for sunscreen products,” Dermatol. Clin., vol. 24, pp. 63–74, 2006.

[18] D. Moyal, K. Wichrowski, and C. Tricaud, “In vivo persistent pigment darkening method: a demonstration of the reproducibility of the UVA protection factors results at several testing laboratories,” Photodermatol. Photoimmunol. Photomed., vol. 22, pp. 124–128, 2006.




DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.10260

Các bài báo tham chiếu

  • Hiện tại không có bài báo tham chiếu
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên
Phòng 408, 409 - Tòa nhà Điều hành - Đại học Thái Nguyên
Phường Tân Thịnh - Thành phố Thái Nguyên
Điện thoại: 0208 3840 288 - E-mail: jst@tnu.edu.vn
Phát triển trên nền tảng Open Journal Systems
©2018 All Rights Reserved