NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM VI HỌC, THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA DƯỢC LIỆU MỘC THÔNG NAM (IODES SP., HỌ ICACINACEAE) THU TẠI HUYỆN SÌN HỒ, TỈNH LAI CHÂU | Huyền | TNU Journal of Science and Technology

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM VI HỌC, THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA DƯỢC LIỆU MỘC THÔNG NAM (IODES SP., HỌ ICACINACEAE) THU TẠI HUYỆN SÌN HỒ, TỈNH LAI CHÂU

Thông tin bài báo

Ngày nhận bài: 17/06/24                Ngày hoàn thiện: 25/07/24                Ngày đăng: 25/07/24

Các tác giả

1. Nguyễn Thị Thu Huyền, Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên
2. Ngô Thị Huyền Trang Email to author, Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên
3. Trần Ngọc Anh, Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên

Tóm tắt


Mộc thông nam hay Poàng đìa nhao (Iodes sp., họ Icacinaceae) đã được người dân tộc Dao ở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu sử dụng làm thuốc chữa các bệnh về xương khớp, thuốc tắm cho phụ nữ sau sinh… Tuy nhiên tại Việt Nam có rất ít nghiên cứu về loài này. Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu mô tả đặc điểm vi học, định tính sơ bộ thành phần hóa học của dược liệu Mộc thông nam (Iodes sp., họ Icacinaceae) bằng phản ứng hóa học. Đặc điểm vi học của dược liệu được nghiên cứu theo phụ lục 12.18 của Dược điển Việt Nam V. Thành phần hóa học của dược liệu được định tính sơ bộ bằng các phản ứng hóa học thường quy. Nghiên cứu đã mô tả, chụp ảnh một số đặc điểm hình thái, đặc điểm vi học của dược liệu Mộc thông nam (Iodes sp., họ Icacinaceae). Xác định sơ bộ thành phần hóa học trong mẫu nghiên cứu gồm: saponin, coumarin, tanin, đường khử, polysaccharid, acid amin. Kết quả nghiên cứu là tiền đề để xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho dược liệu Mộc thông nam.

Từ khóa


Mộc thông nam; Poàng đìa Nhao; Đặc điểm vi học; Thành phần hóa học; Dân tộc Dao

Toàn văn:

PDF

Tài liệu tham khảo


[1] E. Salmerón-Manzano, J. A. Garrido-Cardenas, and F. Manzano-Agugliaro, “Worldwide research trends on medicinal plants,” International Journal of Environmental research and Public health, vol. 17, no. 10, 2020, Art. no. 3376.

[2] I. Süntar, “Importance of ethnopharmacological studies in drug discovery: role of medicinal plants,” Phytochemistry Reviews, vol. 19, no. 5, pp. 1199-1209, 2020.

[3] D. C. Hao and P. G. Xiao, “Pharmaceutical resource discovery from traditional medicinal plants: Pharmacophylogeny and pharmacophylogenomics,” Chinese Herbal Medicines, vol. 12, no. 2, pp. 104-117, 2020.

[4] M. Gan, C. Zhu, Y. Zhang, J. Zi, W. Song, Y. Yang, and J. Shi, “Constituents from a water-soluble portion of ethanolic extract of Iodes cirrhosa,” China Journal of Chinese Materia Medica, vol. 35, no. 4, pp. 456-467, 2010.

[5] M. Gan, S. Lin, Y. Zhang, J. Zi, W. Song, J. Hu, and J. Shi, “Liposoluble constituents from Iodes cirrhosa and their neuroprotective and potassium channel-blocking activity,” China Journal of Chinese Materia Medica, vol. 36, no. 9, pp. 1183-1189, 2011.

[6] T. N. Ninh, H. Q. Tran, T. H. H. Tran, X. C. Nguyen, T. C. Nguyen, H. H. Chu, and V. M. Chau, “Phenolic Glycosides from the Leaves of Iodes cirrhosa Turcz. with Cytotoxic and Antimicrobial Effects,” Chemistry & Biodiversity, vol. 19, no. 9, 2022, Art. no. e202200182.

[7] Viet Nam Ministry of Health, Vietnamese Pharmacopoeia V. Medical Publshing House, 2017.

[8] Viet Nam Ministry of Health, Pharmacognosy, vol. 1, Medical Publshing House, 2011.

[9] Viet Nam Ministry of Health, Pharmacognosy, vol. 2, Medical Publshing House, 2015.




DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.10615

Các bài báo tham chiếu

  • Hiện tại không có bài báo tham chiếu
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên
Phòng 408, 409 - Tòa nhà Điều hành - Đại học Thái Nguyên
Phường Tân Thịnh - Thành phố Thái Nguyên
Điện thoại: 0208 3840 288 - E-mail: jst@tnu.edu.vn
Phát triển trên nền tảng Open Journal Systems
©2018 All Rights Reserved