NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO CHẤT LỎNG TỪ TRÊN NỀN HẠT NANO TỪ Fe3O4 ĐƯỢC TỔNG HỢP TRONG DUNG MÔI NƯỚC VÀ HỮU CƠ | Oanh | TNU Journal of Science and Technology

NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO CHẤT LỎNG TỪ TRÊN NỀN HẠT NANO TỪ Fe3O4 ĐƯỢC TỔNG HỢP TRONG DUNG MÔI NƯỚC VÀ HỮU CƠ

Thông tin bài báo

Ngày nhận bài: 06/03/19                Ngày đăng: 08/03/19

Các tác giả

1. Vương Thị Kim Oanh Email to author, Viện Khoa học vật liệu - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
2. Đỗ Hải Đoan, Viện Khoa học vật liệu - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam,
3. Nguyễn Xuân Trường, Viện Khoa học vật liệu - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
4. Nguyễn Xuân Ca, Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên
5. Lê Thế Tâm, Đại học Vinh, Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
6. Lê Trọng Lư, Viện Kỹ thuật Nhiệt đới - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
7. Trần Đại Lâm, Viện Kỹ thuật Nhiệt đới - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam,Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Tóm tắt


Hạt nano từ Fe3O4 được chế tạo bằng hai phương pháp thủy nhiệt và phân hủy nhiệt. Phương pháp thủy nhiệt được tổng hợp ngay trong dung môi nước trong khi đó phương pháp phân hủy nhiệt được tổng hợp trong dung môi hữu cơ. Cấu trúc, hình thái và tính chất từ của các mẫu bột và mẫu chất lỏng từ được khảo sát trên các thiết bị hiện đại. Phân tích kết quả trên phổ nhiễu xạ kế tia X (XRD) cho thấy các hệ hạt thu được đều có cấu trúc đơn pha ferit spinel. Từ các ảnh hiển vi điện tử quét (FESEM) và hiển vi điện tử truyền qua (TEM) có thể thấy các hạt có dạng hình cầu, kích thước khá đồng đều. Kích thước hạt trung bình của các mẫu được chế tạo ở điều kiện tối ưu nhất bằng phương pháp thủy nhiệt (2 giờ, 160oC) và phân hủy nhiệt (2 giờ, 298oC) tương ứng là 15 nm và 13 nm. Giá trị từ độ bão hòa (Ms) cao nhất thu được là 63 emu/g và 70 emu/g tương ứng với các mẫu trên. Mẫu chất lỏng từ được sử dụng poly axit acrylic (PAA) làm tác nhân chuyển pha cho độ bền cao với thế zeta trong khoảng từ - 40 mV đến -50 mV. Hệ chất lỏng với độ phân tán tốt, độ bền cao mở ra khả năng ứng dụng tốt trong y sinh.

Từ khóa


Phương pháp thủy nhiệt, phương pháp phân hủy nhiệt, chất lỏng từ, chuyển pha ligand, độ ổn định cao

Toàn văn:

PDF (English)

Các bài báo tham chiếu

  • Hiện tại không có bài báo tham chiếu
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên
Phòng 408, 409 - Tòa nhà Điều hành - Đại học Thái Nguyên
Phường Tân Thịnh - Thành phố Thái Nguyên
Điện thoại: 0208 3840 288 - E-mail: jst@tnu.edu.vn
Phát triển trên nền tảng Open Journal Systems
©2018 All Rights Reserved