PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN VI NẤM NỘI SINH TRONG CÂY TRÂM (Syzygium cumini) CÓ KHẢ NĂNG CHỐNG OXY HÓA IN VITRO | Ngân | TNU Journal of Science and Technology

PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN VI NẤM NỘI SINH TRONG CÂY TRÂM (Syzygium cumini) CÓ KHẢ NĂNG CHỐNG OXY HÓA IN VITRO

Thông tin bài báo

Ngày nhận bài: 04/10/24                Ngày hoàn thiện: 06/02/25                Ngày đăng: 07/02/25

Các tác giả

1. Phan Ngọc Thùy Ngân, Trường Đại học Cần Thơ; Trường Đại học Cửu Long
2. Trần Chí Linh Email to author, Trường Đại học Nam Cần Thơ
3. Trương Thị Phương Thảo, Trường Đại học Cần Thơ
4. Trần Hồng Quân, Trường Đại học Cần Thơ
5. Đái Thị Xuân Trang, Trường Đại học Cần Thơ

Tóm tắt


Nghiên cứu được thực hiện nhằm tuyển chọn các dòng vi nấm nội sinh trong cây Trâm có khả năng kháng oxy hoá in vitro. Nghiên cứu đã phân lập và nhận diện sơ bộ các đặc điểm hình thái của 23 dòng VNNS trong cây Trâm. Hoạt tính kháng oxy hóa in vitro của các dòng VNNS được xác định nhờ vào phương pháp năng lực khử, trung hòa gốc tự do 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl và 2,2-azino-bis (3-ethylbenzthiazoline-6-sulfonic acid). Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã xác định hàm lượng polyphenol, flavonoid do các dòng VNNS tạo ra dựa vào thuốc thử Folin-Ciocalteu và alumi clorua. Các dòng VNNS có khả năng sản sinh chất kháng oxy hóa với hàm lượng dao động từ 0,19±0,05 đến 27,36±4,87 mg TE/100 mL dịch nổi. Các dòng VNNS trong cây Trâm có khả năng sản sinh polyphenol với hàm lượng dao động từ 0,27±0,06 đến 21,27±2,11 mg GAE/100mL dịch nổi và flavonoid với hàm lượng dao động từ 0,60±0,06 đến 22,60±2,57 mg QE/100mL dịch nổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt tính kháng oxy hóa in vitro của các dòng VNNS phụ thuộc vào hàm lượng polyphenol và flavonoid. Các dòng VNNS trong cây Trâm cho thấy tiềm năng sản sinh các hợp chất chuyển hóa thứ cấp có khả năng kháng oxy hóa.

Từ khóa


Cây Trâm; Flavonoid; Kháng oxy hóa; Polyphenol; Vi nấm nội sinh

Toàn văn:

PDF

Tài liệu tham khảo


[1] H. Nisa, A. N. Kamili, I. A. Nawchoo, S. Shafi, N. Shameem, and S. A. Bandh, “Fungal endophytes as prolific source of phytochemicals and other bioactive natural products: A review,” Microbial pathogenesis, vol. 82, pp. 50-59, 2015.

[2] J. Jin, Q. Zhao, X. M. Zhang, and W. J. Li, “Research progress on bioactive products from endophytes,” Journal of Microbiology, vol. 38, pp. 103-113, 2016.

[3] A. V. Snezhkina, A. V. Kudryavtseva, O. L. Kardymon, M. V. Savvateeva, N. V. Melnikova, G. S. Krasnov, and A. A. Dmitriev, “ROS generation and antioxidant defense systems in normal and malignant cells,” Oxidative Medicine and Cellular Longevity, vol. 2019, no. 1, p. 6175804, 2019.

[4] L. T. Do, Vietnamese medicinal plants and herbs, Medical publisher, p. 423, 2006.

[5] M. J. Bhandary, K. R. Chandrashekar, and K. M. Kaveriappa, “Medical ethnobotany of the siddis of Uttara Kannada district, Karnataka, India,” International Journal of Basic & Clinical Pharmacology, vol. 47, pp. 149-158, 1999.

[6] N. T. T. Huynh, T. M. T. Nguyen, T. T. Dang, T. H. H. Vo, T. M. T. Dang, and D. D. Nguyen, “Determination of fermentation conditions and antioxidant activity of Syzygium cumini L. fermented juice,” Can Tho University Journal of Science, vol. 56, pp. 72-79, 2020.

[7] Z. P. Ruan, L. L. Zhang, and Y. M. Lin, “Evaluation of the antioxidant activity of Syzygium cumini leaves,” Molecules, vol. 13, no. 10, pp. 2545-2556, 2008.

[8] P. Jain and P. Sharma, “Probiotics and their efficacy in improving oral health: a review,” Journal of Applied Pharmaceutical Science, vol. 2, pp. 151-163, 2012.

[9] Y. Sun, Q. Wang, X Lu, I. Okane, and M Kakishima, "Endophytic fungal community in stems and leaves of plants from desert areas in China,” Mycological Progress, vol. 11, pp. 781-790, 2012.

[10] O. Petrini, “Endophytes of tree leaves,” In J. H. Andrews, & S. S. Hirano (Eds.), Microbial ecology of leaves (pp. 179-196), 1991.

[11] H. H. Pham, Plants of Vietnam. Young Publishing House, Ho Chi Minh City, 1999.

[12] P. K. Sahu, J. Tilgam, S. Mishra, S. Hamid, A. K. J. Gupta, S. K. Verma, and R. N. Kharwar, “Surface sterilization for isolation of endophytes: Ensuring what (not) to grow,” Journal of Basic Microbiology, vol. 62, no. 6, pp. 647-668, 2022.

[13] S. K. Soni, R. Singh, N. K. Ngpoore, A. Niranjan, P. Singh, A. Mishra, and S. Tiwari, “Isolation and characterization of endophytic fungi having plant growth promotion traits that biosynthesizes bacosides and withanolides under in vitro conditions,” Brazilian journal of microbiology, vol. 52, pp. 1791-1805, 2021.

[14] W. Huang, Y. Cai, H. Corke, Kd. Hyde, and M. Sun, “Bioactivities and major constituents of metabolites produced by endophytic fungi from nerium oleander,” World Journal of Microbiology and Biotechnology, vol. 23, no. 9, pp. 1253-1263, 2007.

[15] A. Praptiwi, A. Fathoni, and M. Ilyas, “Diversity of endophytic fungi from Vernonia amygdalina, their phenolic and flavonoid contents and bioactivities,” Biodiversitas, vol. 21, no. 2, pp. 436-441, 2020.

[16] O. P. Sharma and T. K. Bhat, “DPPH antioxidant assay revisited,” Food Chemistry, vol. 113, no. 4, pp. 1202-1205, 2009.

[17] M. Oyaizu, “Studies on product of browning reaction prepared from glucose amine,” The Japanese Journal of Nutrition and Dietetics, vol. 44, pp. 307-315, 1986.

[18] N. Nenadis, L. F. Wang, M. Tsimidou, and H. Y. Zhang, “Estimation of scavenging activity of phenolic compounds using the ABTS•+ assay,” Journal of Agricultural and Food Chemistry, vol. 52, no. 15, pp. 4669-4674, 2004.

[19] M. Zarrin, F. Ganj, and S. Faramarzi, “Analysis of the rDNA internal transcribed spacer region of the Fusarium species by polymerase chain reaction-restriction fragment length polymorphism,” Biomedical Reports, vol. 4, no. 4, pp. 471-474, 2016.

[20] S. K. Deshmukh, M. K. Gupta, V. Prakash, and S. Saxena, “Endophytic fungi: A source of potential antifungal compounds,” Journal of Fungi, vol. 4, p. 707, 2018.

[21] H. H. Abo Nahas, “Endophytic fungi: A gold mine of antioxidants,” Microbial Biosystems, vol. 4, no. 1, pp. 58-79, 2019.

[22] M. M. S. Samapti, F. Afroz, S. R Rony, S. Sharmin, F. Moni, S. Akhter, and M. H. Sohrab, “Isolation and Identification of Endophytic Fungi from Syzygium cumini Linn and Investigation of Their Pharmacological Activities,” The Scientific World Journal, vol. 2022, no. 1, 2022, Art. no. 9529665.




DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.11235

Các bài báo tham chiếu

  • Hiện tại không có bài báo tham chiếu
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên
Phòng 408, 409 - Tòa nhà Điều hành - Đại học Thái Nguyên
Phường Tân Thịnh - Thành phố Thái Nguyên
Điện thoại: 0208 3840 288 - E-mail: jst@tnu.edu.vn
Phát triển trên nền tảng Open Journal Systems
©2018 All Rights Reserved