BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ BỘ CÂU HỎI MCQ BÀI CHU KỲ TẾ BÀO VÀ SỰ PHÂN CHIA TẾ BÀO BẰNG MÔ HÌNH IRT 2 THAM SỐ | Nguyên | TNU Journal of Science and Technology

BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ BỘ CÂU HỎI MCQ BÀI CHU KỲ TẾ BÀO VÀ SỰ PHÂN CHIA TẾ BÀO BẰNG MÔ HÌNH IRT 2 THAM SỐ

Thông tin bài báo

Ngày nhận bài: 13/01/25                Ngày hoàn thiện: 17/02/25                Ngày đăng: 19/02/25

Các tác giả

Cao Thị Tài Nguyên Email to author, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Tóm tắt


Mô hình lý thuyết ứng đáp câu hỏi 2 tham số đã được sử dụng rộng rãi để đánh giá chất lượng câu hỏi kiểm tra, nhưng ứng dụng trong đánh giá bài kiểm tra Sinh học - Di truyền ở Việt Nam còn hạn chế. Mục tiêu nghiên cứu này là đánh giá chất lượng câu hỏi trắc nghiệm qua tỷ lệ độ khó, độ phân biệt và tỷ lệ câu hỏi cần chỉnh sửa hoặc loại bỏ. Dữ liệu nghiên cứu gồm 480 bài kiểm tra với 119 câu hỏi của sinh viên khóa 47 và 35, tham gia bài Chu kỳ tế bào và sự phân chia tế bào trong khoá học môn Sinh học - Di truyền tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơở học kỳ 3 năm học 2021-2022. Nghiên cứu sử dụng gói "ltm" trong R để phân tích dữ liệu. Kết quả cho thấy, 82% câu hỏi dễ, 13% ở mức trung bình, 4,2% rất dễ. Về độ phân biệt, 42% câu hỏi phân biệt rất tốt, 33% tốt, 20% bình thường, 5% câu hỏi có độ phân biệt kém và cần chỉnh sửa. Kết luận cho thấy mô hình lý thuyết ứng đáp câu hỏi 2 tham số là công cụ hiệu quả trong đánh giá chất lượng câu hỏi trong ngân hàng câu hỏi. Đa số câu hỏi (113/119) đáp ứng yêu cầu về độ khó và độ phân biệt, có thể sử dụng trong ngân hàng câu hỏi. Tuy nhiên, cần bổ sung câu hỏi có độ khó trung bình, khó và rất khó để đảm bảo độ khó và phân biệt cho bài thi, tạo ma trận đề thi đầy đủ các mức độ yêu cầu.


Từ khóa


Lý thuyết ứng đáp câu hỏi; Mô hình IRT 2 tham số; Kiểm tra thường xuyên; MCQ; Phần mềm R

Toàn văn:

PDF

Tài liệu tham khảo


[1] T. B. H. Le, D. D. Hung, T. K. N. Pham, and T. H. M. Bui, "A solution to support the analysis and evaluation of multiple-choice questions on the Moodle system using the IRT model," (in Vietnamese), Journal of Education, vol. 22, no. 16, pp. 17-23, 2022.

[2] W. N. Arifin and M. S. B. Yusoff, "Item response theory for medical educationists," Education in Medicine Journal, vol. 9, no. 3, pp. 69-81, 2017, doi: 10.21315/eimj2017.9.3.8.

[3] V. C. Nguyen and V. T. Pham, "Analysis and evaluation of multiple-choice test items and test design: A study on application of item response theory," TNU Journal of Science and Technology, vol. 226, no. 13, pp. 72-81, 2021.

[4] Q. T. Le, Tests and Applications, Hanoi: Science and Technology Publishing House, (in Vietnamese), 2008.

[5] B. H. T. Nguyen and T. T. Nguyen, "Analyzing objective multiple choice questions for assessing the physics competencies of students in teaching the “light waves” chapter of physics grade 12 using quest/conquest software," (in Vietnamese), Journal of Science and Technology - The University of Da Nang, vol. 21, no. 4, pp. 34-39, 2023.

[6] A. David and M. Ida, A Course in Rasch Measurement Theory: Measuring in the Educational, Social and Health Sciences, Springer, 2019.

[7] H. Khoshsima and S. M. H. Toroujeni, "Computer Adaptive Testing (CAT) Design; Testing Algorithm and Administration Mode Investigation," European Journal of Education Studies, vol. 3, no. 5, 2017, doi: 10.5281/zenodo.576047.

[8] G. A. Fischer and I. W. Molenaar, Rasch Models: Foundations, Recent Developments, and Applications, New York: Springer, 1995.

[9] F. B. Baker, The Basics of Item Response Theory, ERIC Clearinghouse on Assessment and Evaluation, 2001.

[10] J. Mahmud, "Item response theory: A basic concept," Educational Research and Reviews, vol. 12, no. 5, pp. 258-266, 2017.

[11] I. Paek and K. Cole, Using R for Item Response Theory Model Applications, New York: Routledge, 2019.

[12] V. Mutiawani, A. M. Athaya, K. Saputra, and M. Subianto, "Implementing Item Response Theory (IRT) Method in Quiz Assessment System" TEM Journal, vol. 11, no. 1, pp. 210-218, 2022.

[13] O. M. Adetutu and H. B. Lawal, “Applications of Item Response Theory Models to Assess Item Properties and Students’ Abilities in Dichotomous Responses Items," Open Journal of Educational Development, vol. 3, no. 1, pp. 1-19, 2023, doi: 10.52417/ojed.v3i1.304.

[14] H. C. Do, A. V. Lu, and H. U. Phan, "Applying 3-parameter logistic model in validating the level of difficulty, discrimination and guessing of items in a multiple choice test," (in Vietnamese), Journal of Science - Ho Chi Minh City University of Education, vol. 85, no. 7, pp. 174-184, 2016, doi: 10.54607/hcmue.js.0.7(85).425(2016).




DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.11873

Các bài báo tham chiếu

  • Hiện tại không có bài báo tham chiếu
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên
Phòng 408, 409 - Tòa nhà Điều hành - Đại học Thái Nguyên
Phường Tân Thịnh - Thành phố Thái Nguyên
Điện thoại: 0208 3840 288 - E-mail: jst@tnu.edu.vn
Phát triển trên nền tảng Open Journal Systems
©2018 All Rights Reserved