MỘT SỐ HỢP CHẤT MEGASTIGMANE TỪ PHẦN TRÊN MẶT ĐẤT CỦA LOÀI DỨA GỖ (PANDANUS ODORATISSIMUS LINN.) | Giang | TNU Journal of Science and Technology

MỘT SỐ HỢP CHẤT MEGASTIGMANE TỪ PHẦN TRÊN MẶT ĐẤT CỦA LOÀI DỨA GỖ (PANDANUS ODORATISSIMUS LINN.)

Thông tin bài báo

Ngày nhận bài: 15/01/25                Ngày hoàn thiện: 17/02/25                Ngày đăng: 19/02/25

Các tác giả

1. Đỗ Hoàng Giang, 1) Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2) Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ cao - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
2. Nguyễn Hải Đăng Email to author, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
3. Nguyễn Tiến Đạt, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ cao - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
4. Hoàng Lê Tuấn Anh, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ cao - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
5. Nguyễn Ngọc Tùng, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ cao - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
6. Đặng Thanh Bình, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ cao - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
7. Bùi Thị Nhật Lệ, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ cao - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
8. Trần Thanh Tùng, Trung tâm Khoa học công nghệ hóa chất vô cơ và phân bón - Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam
9. Cao Thanh Hải, Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên
10. Ngô Thị Thuý Ngân, Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên

Tóm tắt


Nghiên cứu này trình bày kết quả phân lập và xác định cấu trúc các hợp chất megastigmane từ phần trên mặt đất của cây dứa gỗ (Pandanus odoratissimus), một loài thực vật phổ biến tại các tỉnh ven biển, thường được sử dụng làm thực phẩm và dược liệu trong y học cổ truyền. Mẫu nghiên cứu được thu hái tại Cam Ranh, Khánh Hòa, vào tháng 05 năm 2021, sau đó được chiết xuất và phân tách bằng các phương pháp sắc ký hiện đại, bao gồm sắc ký cột và sắc ký điều chế. Cấu trúc các hợp chất được xác định qua phân tích dữ liệu phổ cộng hưởng từ hạt nhân, khối phổ và góc quay cực riêng. Kết quả, ba hợp chất đã được xác định, bao gồm (6R,9R)-3-oxo-α-ionol-β-D-glucopyranoside, (6S,9S)-roseoside, và (6S,9S)-vomifoliol. Đây là lần đầu tiên các hợp chất megastigmane này được phát hiện trong cây dứa gỗ, đồng thời, đây cũng là lần đầu tiên hợp chất (6R,9R)-3-oxo-a-ionol-β-D-glucopyranoside được phát hiện từ một loài thuộc chi Pandanus. Những kết quả này góp phần làm phong phú thêm dữ liệu về thành phần hóa học của loài P. odoratissimus cũng như chi Pandanus, làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về thành phần hoá học và tác dụng sinh học của loài thực vật này.

Từ khóa


Dứa gỗ; Megastigmane; 3-oxo--ionol-β-D-glucopyranoside; Roseoside; Vomifoliol

Toàn văn:

PDF

Tài liệu tham khảo


[1] P. P. Adkar and V. H. Bhaskar, "Pandanus odoratissimus (Kewda): A Review on Ethnopharmacology, Phytochemistry, and Nutritional Aspects," Advances in Pharmacological and Pharmaceutical Sciences, vol. 2014, no. 1, 2014, Art. no. 120895.

[2] L. S. M. Ooi, S. S. M. Sun, and V. E. C. Ooi, "Purification and characterization of a new antiviral protein from the leaves of Pandanus amaryllifolius (Pandanaceae)," The International Journal of Biochemistry & Cell Biology, vol. 36, no. 8, pp. 1440-1446, 2004.

[3] D. Kumar, S. Kumar, S. Kumar, J. Singh, C. Sharma, and K. Aneja, "Antimicrobial and preliminary phytochemical screening of crude leaf extract of Pandanus odoratissimus L," Pharmacologyonline, vol. 2, pp. 600-610, 2010.

[4] U. Al, N. Ojeh, S. Gupta, R. Up, S. Vijayalakshmi, R. Rajput, A. Rajput, D. Benegal, A. Benegal, S. Rao, S. Rao, and S. Nisarga, "Analgesic Activity of Pandanus fascicularis Lam.," Pharmacologyonline, vol. 2, pp. 837-840, 2011.

[5] R. Londonkar, A. Kamble, and C. Reddy, "Anti-Inflammatory Activity of Pandanus odoratissimus Extract," International Journal of Pharmacology, vol. 6, no. 3, pp. 311-314, 2010.

[6] R. Londonkar and A. Kamble, "Evaluation of Free Radical Scavenging Activity of Pandanus odoratissimus," International Journal of Pharmacology, vol. 5, no. 6, pp. 377-380, 2010.

[7] I. Rangasamy and J. Roshy, "Hepatoprotective and hepatocurative activity of the traditional medicine ketaki (Pandanus odoratissimus Roxb.)," Asian Journal of Traditional Medicines, vol. 5, no. 6, pp. 212-218, 2006.

[8] S. Sanjeeva, R. Kumar, N. Ojeh, S. Gupta, U. Al, V. Patil, P. Kodancha, D. Benegal, A. Benegal, S. Rao, S. Rao, and S. Nisarga, "Antioxidant activity of methanol extract of Pandanus fascicularis Lam," Pharmacologyonline, vol. 1, pp. 833-841, 2011.

[9] T.-T. Jong and S.-W. Chau, "Antioxidative Activities of constituents Isolated from Pandanus odoratissimus," Phytochemistry, vol. 49, no. 7, pp. 2145-2148, 1998.

[10] N. Sfaksi, A. Bottone, M. Masullo, S. Bicha, S. Piacente, S. Benayache, A. Bentamène, K. Rebbas, and F. Benayache, "Phytochemical investigation of Volutaria lippii and evaluation of the antioxidant activity," Natural Product Research, vol. 38, no. 7, pp. 1280-1286, 2024.

[11] Y. Yamano and M. Ito, "Synthesis of Optically Active Vomifoliol and Roseoside Stereoisomers," Chemical and Pharmaceutical Bulletin, vol. 53, no. 5, pp. 541-546, 2005.

[12] H. G. Do, T. N. L. Bui, H. D. Nguyen, T. T. T. Nguyen, T. T. N. Ngo, L. T. A. Hoang, N. T. Nguyen, and T. D. Nguyen, "Shikimate esters, megastigmane and glycoside from leaves of Pandanus amaryllifolius," Journal of Tropical Science and Technology, vol. 35, pp. 82-88, 2024.

mso-fareast-font-family:"Times New Roman";mso-ansi-language:EN-US;mso-fareast-language:

ZH-CN;mso-bidi-language:AR-SA'>




DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.11900

Các bài báo tham chiếu

  • Hiện tại không có bài báo tham chiếu
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên
Phòng 408, 409 - Tòa nhà Điều hành - Đại học Thái Nguyên
Phường Tân Thịnh - Thành phố Thái Nguyên
Điện thoại: 0208 3840 288 - E-mail: jst@tnu.edu.vn
Phát triển trên nền tảng Open Journal Systems
©2018 All Rights Reserved