ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THÔNG LIÊN THẤT ĐƠN THUẦN Ở TRẺ EM ĐƯỢC PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI BẮC GIANG | Lê | TNU Journal of Science and Technology

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THÔNG LIÊN THẤT ĐƠN THUẦN Ở TRẺ EM ĐƯỢC PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI BẮC GIANG

Thông tin bài báo

Ngày đăng: 30/01/19

Các tác giả

1. Nguyễn Thị Lê Email to author, Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang
2. Lô Quang Nhật, Trường Đại học Y- Dược - ĐH Thái Nguyên
3. Nguyễn Bích Hoàng, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
4. Đoàn Thị Huệ, Trường Đại học Y- Dược - ĐH Thái Nguyên

Tóm tắt


Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật thông liên thất (TLT) đơn thuần tại bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang. Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu mô tả ca bệnh, từ tháng 4/2015 đến 4/2018. Đối tượng nghiên cứu: 71 bệnh nhi thông liên thất được phẫu thuật. Kết quả: Có 36 bệnh nhi nam chiếm tỷ lệ 52% và 35 bệnh nhi nữ chiếm tỷ lệ 48%. Triệu chứng viêm phổi gặp ở 48 bệnh nhi chiếm tỷ lệ 67,7%; chậm tăng cân gặp ở 51 bệnh nhi (71,8%); thời gian thở máy sau mổ TLT phần màng  là 10,83± 5,31 giờ, mổ TLT phần phễu là 12,35± 9,08 giờ và thời gian mổ TLT phần buồng nhận là 12,50 ± 7,77 giờ; thời gian điều trị trung bình tại phòng hồi sức là 8 ngày. Có 97% bệnh nhi điều trị thành công. Kết luận: Điều trị sau phẫu thuật tim hở vá thông liên thất tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang với kết quả ban đầu rất khả quan, có tỷ lệ thành công cao chiếm 97%, cải thiện triệu chứng lâm sàng cho trẻ.

Từ khóa


Đặc điểm lâm sàng; cận lâm sàng; phẫu thuật thông liên thất; thông liên thất; tim bẩm sinh

Toàn văn:

PDF

Các bài báo tham chiếu

  • Hiện tại không có bài báo tham chiếu
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên
Phòng 408, 409 - Tòa nhà Điều hành - Đại học Thái Nguyên
Phường Tân Thịnh - Thành phố Thái Nguyên
Điện thoại: 0208 3840 288 - E-mail: jst@tnu.edu.vn
Phát triển trên nền tảng Open Journal Systems
©2018 All Rights Reserved