NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG LÚA NẾP CẠN ĐẶC SẢN ĐẨY ĐẸO BỤT TẠI HÀ GIANG | Thảo | TNU Journal of Science and Technology

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG LÚA NẾP CẠN ĐẶC SẢN ĐẨY ĐẸO BỤT TẠI HÀ GIANG

Thông tin bài báo

Ngày đăng: 24/01/17

Các tác giả

1. Hoàng Thị bích Thảo Email to author, Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên
2. Trần Văn Điền, Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên
3. Đào Thị Thu Hương, Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật - ĐH Thái Nguyên

Tóm tắt


Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa nếp cạn đặc sản Đổng Đẹo Bụt (Đẩy Đẹo Bụt) canh tác trên đất cạn không chủ động nước tại xã Đạo Đức huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang. Thí nghiệm mật độ và phân bón gồm 3 mức mật độ (M1: 20 khóm/m2, M2: 30 khóm/m2 và M3: 40 khóm/m2) và bốn mức phân bón (P1: 20 kg N+ 20 kg P2O5+ 15 kg K20; P2: 40 kg N+40 kg P2O5+30 kg K20; P3: 60 kg N+60 kg P2O5+45 kg K20; và P4: 80 kg N+80 kg P2O5+60 kg K20), được tiến hành trên nền phân bón chung tính cho 1 ha là 1 tấn phân vi sinh và 300 kg vôi.  Kết quả thí nghiệm cho thấy mật độ và phân bón ảnh hưởng mạnh đến sinh trưởng, năng suất của giống lúa nếp cạn đặc sản Đổng Đẹo Bụt. Giống sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở mật độ M2 (30 khóm/m2) kết hợp với mức phân bón P3 (60 kg N + 60 kg P2O5 +45 kg K20/ha). Tổ hợp mật độ phân bón này cho năng suất thực thu cao nhất đạt 38,9 tạ/ha.


Từ khóa


Đổng Đẹo Bụt, lúa nếp cạn, mật độ, năng suất, phân bón, sinh trưởng.

Toàn văn:

PDF

Các bài báo tham chiếu

  • Hiện tại không có bài báo tham chiếu
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên
Phòng 408, 409 - Tòa nhà Điều hành - Đại học Thái Nguyên
Phường Tân Thịnh - Thành phố Thái Nguyên
Điện thoại: 0208 3840 288 - E-mail: jst@tnu.edu.vn
Phát triển trên nền tảng Open Journal Systems
©2018 All Rights Reserved