THÀNH PHẦN LOÀI THỰC VẬT ĐƯỢC DÂN TỘC LA HA SỬ DỤNG LÀM MEN RƯỢU TẠI HUYỆN MƯỜNG LA, TỈNH SƠN LA
Thông tin bài báo
Ngày nhận bài: 02/07/19                Ngày hoàn thiện: 30/07/19                Ngày đăng: 09/09/19Tóm tắt
Mường La là huyện miền núi của tỉnh Sơn La, cách thành phố Sơn La 42 km về phía Đông Bắc có diện tích đất tự nhiên là 142.924 ha, mang đặc trưng của miền núi Tây Bắc. Địa bàn huyện là nơi có dân tộc La Ha sinh sống với 4.430 người (chiếm 4,53 %) tổng số dân của huyện. Để góp phần làm phong phú thêm kho tàng tri thức về cây làm men rượu và kinh nghiệm sử dụng cây cỏ làm men rượu của cộng đồng các dân tộc thiểu số, nghiên cứu này tiến hành điều tra trong cộng đồng dân tộc La Ha ở huyện Mường La. Kết quả đã ghi nhận được 81 loài cây làm men rượu thuộc 66 chi, 43 họ trong ngành Ngọc lan. Các bộ phận được sử dụng làm men rượu đa dạng gồm lá, thân, củ, cả cây; quả và rễ và vỏ. Họ có nhiều loài nhất để làm men rượu là họ Lamiaceae (Hoa môi) với 7 loài. Có 18/43 họ thực vật có các loài cây chứa tinh dầu để làm men rượu. Dạng sống được sử dụng nhiều nhất là thân thảo với 33 loài tiếp đến là thân leo với 13 loài và thấp nhất là dạng cây bụi thấp với 3 loài. Sự phân bố các loài thực vật làm men rượu trên sinh cảnh rừng thứ sinh là nhiều nhất với 41 loài, chiếm 50,62%. Kế đến là ở vườn nhà là 35 loài, chiếm 43,21%; ở nương rẫy với 28 loài, chiếm 34,57%; thấp nhất là bờ khe suối với 8 loài, chiếm 9,88%. Đã xác định được 6 loài cây làm men rượu (chiếm 7,41 %) có nguy cơ bị đe dọa được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007). Đây là những loài có số cá thể còn ít nên cần có những chính sách ưu tỉên bảo tồn và phát triển.
Từ khóa
Toàn văn:
PDFTài liệu tham khảo
[1]. UBND tỉnh Sơn La, Ban dân tộc, Thông báo kết quả tổng hợp số liệu về dân số, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo của từng dân tộc cư trú trên địa bàn tỉnh Sơn La (Ban hành kèm theo Quyết định số 141/TB – BDT, Sơn La, ngày 20 tháng 3 năm 2018), 2018
[2]. UBND huyện Mường La, Báo cáo dân số huyện Mường La chia theo thành phần dân tộc (tài liệu lưu hành nội bộ 31/12/2018), 2018
[3]. Nguyễn Nghĩa Thìn, Các phương pháp nghiên cứu Thực vật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 171 tr, 2007.
[4]. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) & cs, Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập 2,3, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 2003, 2005
[5]. Võ Văn Chi, Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nxb Y học Hà Nội, tập 1: 1675 tr, tập 2:1541 tr, 2012.
[6]. Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam, tập 1-3, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, 1999 – 2000.
[7]. Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 1300 tr, 2005.
[8]. Trần Đình Lý, 1900 loài cây có ích, Nxb Thế giới, Hà Nội, 544 tr, 1995.
[9]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Vụ khoa học công nghệ và chất lượng sản phẩm. Tên cây rừng Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, 460 tr, 2011.
[10]. Gary J. Martin, Thực vật dân tộc học, Sách về bảo tồn, Nxb Nông nghiệp (Bản dịch tiếng Việt), 363 tr, 2002.
[11]. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Sách đỏ Việt Nam (Phần II – Thực vật), Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, 2007.
[12]. Đỗ Hoàng Chung, Đặng Kim Vui, Trần Quốc Hưng, Bùi Văn Thanh, Một số kết quả nghiên cứu tri thức bản địa trong việc sử dụng các loài cây để chế biến bánh men rượu của đồng bào các dân tộc tại Sơn La, Hội nghị khoa học toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ IV, Hà Nội 2011, tr. 1075-1081, 2011.
[13]. Trần Quốc Hưng, Nghiên cứu thành phần, đặc điểm sinh học, sinh thái học một số cây chủ yếu được sử dụng làm men rượu tại tỉnh Hà Giang, Hội nghị khoa học toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ V, Hà Nội, tr.1057-1063, 2013.
Các bài báo tham chiếu
- Hiện tại không có bài báo tham chiếu