ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, GIẢI PHẪU CỦA LOÀI Paris polyphyllla var chinensis VÀ TÍNH CHẤT ĐẤT TRỒNG TẠI BẮC SƠN, LẠNG SƠN | Hiệp | TNU Journal of Science and Technology

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, GIẢI PHẪU CỦA LOÀI Paris polyphyllla var chinensis VÀ TÍNH CHẤT ĐẤT TRỒNG TẠI BẮC SƠN, LẠNG SƠN

Thông tin bài báo

Ngày nhận bài: 25/07/19                Ngày hoàn thiện: 27/08/19                Ngày đăng: 09/09/19

Các tác giả

1. Hoàng Phú Hiệp, Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên
2. Trương Mạnh Tiến, Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên
3. Lương Thị Thúy Vân, Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên
4. Phạm Thị Thanh Vân, Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên
5. Nguyễn Thị Thu Hà, Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên
6. Vũ Thi Thu Thủy Email to author, Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên

Tóm tắt


Các loài thuộc chi Paris được ghi nhận có giá trị dược học cao và phân bố ở nhiều địa phương của Việt Nam. Cây P. polyphylla var. chinensis trồng tại Bắc Sơn- Lạng Sơn có chiều cao thân chính 40- 50 cm, có 5 lá rời hình xoan ngược. Đài hoa mẫu 5, màu xanh lá cây, hình mác; tràng hoa có màu vàng-xanh, thẳng hẹp, dài hơn so với lá đài; nhị hoa nhiều, mẫu 16; noãn hình cầu, có gờ nổi lên, 1 ngăn; vòi nhụy ngắn, chân đế mở rộng, màu tím; đầu nhụy sẻ thùy 5. Các cơ quan sinh dưỡng đều có ba loại mô chính như biểu bì, mô mềm, hệ mạch dẫn. Đất trồng của vườn tiêu bản lưu giữ Paris thuộc 2 loại đất là đất sét trung bình và đất sét, độ pH 5,68 – 6,71; hàm lượng nitơ tổng số là 0,08% – 0,14%; lân tổng số là 0,08% -0,15%, kali tổng số là 1,57% đến 2,30%. Đất có khả năng trao đổi ion, giá trị CEC ở mức trung bình, đạt 14,97 (me/100 g đất), mùn trong đất chiếm tỷ lệ 1,48%- 1,86%. Mối liên quan giữa đất trồng và sự phát triển của chi Paris cần được tiếp tục làm rõ.


Từ khóa


đặc điểm hình thái và giải phẫu; gen matK; P. polyphylla var. chinensis; thành phần cơ giới đất; thành phần hóa học đất.

Toàn văn:

PDF

Tài liệu tham khảo


[1]. Nguyễn Tập, Cẩm năng cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam, Mạng lưới lâm sản ngoài gỗ Việt Nam, Đại sứ quán vương quốc Hà Lan tại Hà Nội, Bộ NN & PTNT, IUCN xuất bản, tr.49-50, 71-72 2007.

[2]. Liang Songyun, Victor G. Soukup, "Flora of China", University of Chicago Press: 1427 E. 60th Street Chicago, IL 60637 USA pp. 88-95, 2000.

[3]. Lê Thị Thanh Hương, Trần Thị Ngọc Anh, Nguyễn Thị Ngọc Yến, Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Nghĩa Thìn, "Thực trạng các loài cây thuốc quý hiếm tại tỉnh Thái Nguyên", Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 28, tr. 173-194, 2012.

[4]. http://khoahocphattrien.vn/Dia-phuong/lang-son-cay-duoc-lieu-bay-la-mot-hoatrien-vong-nang-cao-thu-nhap/20190513030811704p1c937.htm,

[5]. Hoàng Thị Sản, Nguyễn Phương Nga, Hình thái - Giải phẫu học Thực vật, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, 2008.

[6]. Nguyễn Thế Đặng, Đặng Văn Minh, Nguyễn Thế Hùng, Dương Thị Thanh Hà, Nguyễn Đức Nhuận, Hoàng Thị Bích Thảo, Nguyễn Thu Thuỳ, Giáo trình thổ nhưỡng, Nxb Nông nghiệp, tr. 74-91, 2014.

[7]. http://blast.ncbi.nlm.nih.gov/Blast.cgi.,

[8]. Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam, Nxb Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 473-475, 1999.

[9]. Nguyen Quynh Nga, Pham Thanh Huyen, Phan Van Truong, Hoang Van Toan, "Taxonomy of the genus Paris L.(Melanthiaceae) in Vietnam", Academia Journal of Biology, 38 (3), pp. 333-339, 2016.


Các bài báo tham chiếu

  • Hiện tại không có bài báo tham chiếu
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên
Phòng 408, 409 - Tòa nhà Điều hành - Đại học Thái Nguyên
Phường Tân Thịnh - Thành phố Thái Nguyên
Điện thoại: 0208 3840 288 - E-mail: jst@tnu.edu.vn
Phát triển trên nền tảng Open Journal Systems
©2018 All Rights Reserved