TÁI SINH LAN HÀI ĐỐM PAPHIOPEDILUM CONCOLOR TỪ CHỒI NON VÀ HẠT
Thông tin bài báo
Ngày nhận bài: 05/08/19                Ngày hoàn thiện: 25/09/19                Ngày đăng: 04/10/19Tóm tắt
Lan Hài Đốm là một trong các loài đặc hữu của Việt Nam. Hoa lan Hài Đốm lớn màu vàng nhạt với nhiều đốm nhỏ màu tím, có giá trị thẩm mĩ và có giá trị dược học. Một số nhà khoa học đã báo cáo kết quả nghiên cứu về sự đa dạng, sự tái sinh hoặc nhân giống cây Lan Hài Đốm từ chồi ngủ, thân mầm. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm khảo sát khả năng tái sinh cây Lan Hài Đốm thu thập ở Thái Nguyên từ chồi non và hạt sau thụ phấn khoảng 170-200 ngày. Các kết quả thu được là: Chồi non được khử trùng bằng HgCl2 0,1% trong 15 phút cho tỷ lệ mẫu sạch đạt 50% sau 2 tuần. Các chồi in vitro thu được sinh trưởng và phát triển tốt, số lá/chồi đạt 3,8 và độ rộng lá đạt 0,70 cm sau 4 tháng nuôi cấy. Quả lan Hài có độ tuổi phù hợp là khoảng 170 ngày và được khử trùng bằng dung dịch HgCl2 0,1% trong 15 phút cho tỷ lệ mẫu sạch thu được từ 75% đến 100%. Hạt nảy mầm trên môi trường MS bổ sung BAP 2mg/l (tỉ lệ bình nảy mầm đạt 81,7%). Thời gian nảy mầm của hạt là 90 ngày đến 100 ngày. Chồi hình thành 1 đến 2 lá sau 90 ngày nuôi cấy. Các cây Lan Hài Đốm in vitro hoàn chỉnh và khỏe mạnh đã thu được sau 110 - 120 ngày nuôi cấy với 2-3 lá, 1-2 rễ nhỏ và ngắn. Các kết quả của nghiên cứu này đã tạo ra nguồn nguyên liệu ban đầu để nghiên cứu hoàn thiện quy trình nhân giống lan Hài Đốm.
Từ khóa
Toàn văn:
PDFTài liệu tham khảo
[1]. Leonid Averyanov, Phillip Cribb, Phan Kế Lộc, Nguyễn Tiến Hiệp, Lan Hài Việt Nam, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội, 2004.
[2]. Hoàng Thị Giang, Nguyễn Quang Thạch, Mạch Hồng Thắm, Đỗ Thị Thu Hà, “ Nghiên cứu nhân giống in vitro và nuôi trồng lan Hài quý P. hangianum perner Gurss (Hài Hằng) thu thập ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, T. 8, S. 2,tr. 194 – 201, 2010.
[3]. Dương Tấn Nhựt, “ Một số kỹ thuật mới trong nhân giống vô tính cây lan Hài”. Báo cáo khoa học Hội thảo ứng dụng các kỹ thuật mới trong nhân giống và nuôi trồng hoa Lan tại thành phố Hồ Chí Minh, tr.13- 18, 2005.
[4]. Thi Tinh Nguyen, Tien Dung Nguyen, Xuan Thanh Dao, Truc Dat Chu, Xuan Binh Ngo, “In vitro Propagation of a Vietnam Endemic Lady’s Slipper Orchid (Paphiopedilum vietnamense O.Gruss & Perner)”, Journal of Horticulture and Plant Research, Vol. 1, pp 1-8,2018. ISSN: 0000-000X.
[5]. Khuất Hữu Trung, “Nghiên cứu đa dạng di truyền loài Lan Hài Đốm (Paphiopedilum concolor Pfitzer) bản địa của Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, T.3, S. 12, tr. 70-77, 2009.
[6]. Nguyễn Thị Tình, Nguyễn Tiến Dũng, Phạm Thị Nam, Chu Thúc Đạt, Ngô Xuân Bình, “Nghiên cứu nhân giống in vitro Lan Hài Đốm”, Tạp chí Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, T.2, S.12, tr. 79-83,2017.
[7]. Zeng S, Huang W, Wu K, Zhang J, da Silva JA, Duan J, “In vitro propagation of Paphiopedilum orchids”, Crit Rev Biotechnol, Vol. 36, No.3, pp. 521-534, 2016.
[8]. Chen TY, Chen JT, Chang WC., “Plant regeneration through direct shoot bud formation from leaf cultures of Paphiopedilum orchids’, Plant Cell Tissue Organ Cult, Vol.76, pp.11–15, 2004.
[9]. Ding CC, Wu H, Liu FY. “Factors affecting the germination of Paphiopedilum armeniacum”, Acta Bot Yunnanica, Vol.26, pp.673–637, 2004.
[10]. Zeng SJ, Wu KL, Teixeira da Silva JA. Asymbiotic seed germination, seedling development and reintroduction of Paphiopedilum wardii Sumerh., an endangered terrestrial orchid. Sci Hortic, Vol.138, 198-209, 2012.
Các bài báo tham chiếu
- Hiện tại không có bài báo tham chiếu