ẢNH HƯỞNG CỦA ÁP DỤNG VIETGAHP TRONG CHĂN NUÔI NÔNG HỘ ĐẾN NĂNG SUẤT CHĂN NUÔI LỢN
Thông tin bài báo
Ngày nhận bài: 28/08/19                Ngày hoàn thiện: 10/10/19                Ngày đăng: 11/10/19Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm đánh giá tác động của việc áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt của Việt Nam (VietGAHP) trong chăn nuôi nông hộ đến năng suất chăn nuôi lợn. Thiết kế nghiên cứu theo phương pháp can thiệp có đối chứng tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Tổng số 60 hộ chăn nuôi lợn (5-6 lợn nái/hộ) được chia ngẫu nhiên vào 2 nhóm: Nhóm VietGAHP và nhóm không VietGAHP. Nhóm VietGAHP có 30 hộ chăn nuôi lợn được hướng dẫn áp dụng VietGAHP. Nhóm không VietGAHP có 30 hộ tiếp tục chăn nuôi lợn như cũ. Năng suất chăn nuôi lợn được đánh giá tại các hộ chăn nuôi trong 1 năm. Kết quả cho thấy áp dụng VietGAHP trong chăn nuôi lợn giúp nâng cao năng suất sinh sản của lợn nái và sinh trưởng của lợn thịt. Đây là cơ sở khoa học để mở rộng việc áp dụng VietGAHP trong chăn nuôi lợn nông hộ trong thực tiễn.
Từ khóa
Toàn văn:
PDFTài liệu tham khảo
[1]. Tổng cục Thống kê, Động thái và thực trạng kinh tế-xã hội Việt Nam 5 năm: 2011-2015, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 2018.
[2]. Đinh Xuân Tùng, Nguyễn Đăng Thanh, Đỗ Văn Đức, Trần Phùng Thanh Thủy, Nguyễn Thị Loan, Đỗ Thu Nguyệt và Hàn Anh Tuấn, “Đánh giá lợi thế so sánh của chăn nuôi lợn ở nước ta”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, T. 23, tr. 72-80, 2010.
[3]. The World Bank, Quản lý nguy cơ an toàn thực phẩm tại Việt Nam: Những thách thức và cơ hội, Public Disclosure Authorized, Hà Nội, 2017.
[4]. BNNPTNT, Đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững (Ban hành kèm theo Quyết định số 984/QĐ-BNN-CN ngày 09/05/2014), 2014.
[5]. BNNPTNT, Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn an toàn trong nông hộ (Ban hành kèm theo Quyết định số 1947/QĐ-BNN-CN ngày 23/08/2011), 2011.
[6]. M. L. Lapar, “Supporting smallholder competitiveness and improving value chain performance: Some examples from the pork value chain”, International Conference on Linkages and Cooperation in Agricultural Production and Marketing in the Context of International Economic Integration, Vietnam National University of Agriculture, Hanoi, 10 September 2016.
[7]. Đặng Thị Bé, Phát triển chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, Luận án tiến sĩ ngành kinh tế nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, 2016.
[8]. Vũ Đình Tôn và Nguyễn Công Oánh, “Năng suất sinh sản, sinh trưởng và chất lượng thân thịt của các tổ hợp lai giữa nái F1(Landrace x Yorkshire) với đực giống Duroc và Landrace nuôi tại Bắc Giang”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, T. 8, tr. 106-113, 2010.
[9]. Phùng Thị Vân, Hoàng Hương Trà, Lê Thị Kim Ngọc và Trương Hữu Dũng, “Nghiên cứu khả năng cho thịt của lợn lai giữa hai giống L, Y, giữa ba giống L, Y và D và ảnh hưởng của hai chế độ nuôi tới khả năng cho thịt của lợn ngoại có tỷ lệ nạc trên 52%”, Báo cáo khoa học Chăn nuôi thú y 1999-2000, Hồ Chí Minh, tr. 207-209, 2001.
[10]. Lê Thị Mến, “ Khảo sát năng suất sinh sản của heo nái lai (Landrace x Yorkshire, Yorkshire x Landrace) và sự sinh trưởng của heo con đến 60 ngày tuổi thuộc hai nhóm giống Duroc x (Landrace x Yorshire) và Duroc x (Yorkshire x Landrace) ở trang trại”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, T. 40, S. 2, tr. 15-22, 2015.
Các bài báo tham chiếu
- Hiện tại không có bài báo tham chiếu