NGHIÊN CỨU CHỌN CÂY TRỘI GIỐNG QUẾ LÁ NHỎ (CINNAMOMUM CASSIA BLUME) CÓ SẢN LƯỢNG VỎ VÀ HÀM LƯỢNG TINH DẦU CAO PHỤC VỤ SẢN XUẤT GIỐNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN YÊN TỈNH YÊN BÁI | Trà | TNU Journal of Science and Technology

NGHIÊN CỨU CHỌN CÂY TRỘI GIỐNG QUẾ LÁ NHỎ (CINNAMOMUM CASSIA BLUME) CÓ SẢN LƯỢNG VỎ VÀ HÀM LƯỢNG TINH DẦU CAO PHỤC VỤ SẢN XUẤT GIỐNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN YÊN TỈNH YÊN BÁI

Thông tin bài báo

Ngày nhận bài: 16/09/19                Ngày hoàn thiện: 29/09/19                Ngày đăng: 11/10/19

Các tác giả

1. Nguyễn Hữu Trà Email to author, Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên
2. Lê Sỹ Trung, Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên
3. Dương Văn Thảo, Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên

Tóm tắt


Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định và lựa chọn được những cây Quế (Cinnamomum casia) trội phục vụ công tác nhân giống Quế trên địa bàn huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái. Áp dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm tại hiện trường thông qua điều tra ô tiêu chuẩn tạm thời để khảo sát phân tích các chỉ số nghiên cứu. Các tiêu chí về cây trội được áp dụng theo Tiêu chuẩn ngành 04 TCN 147-2006, và Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp ban hành năm 2005. Kết quả khảo sát đã tuyển chọn được 40 cây trội dự tuyển có độ vượt trội về Hvn, Hdc, D1,3,Dt, năng suất vỏ có độ vượt trung bình trên 15%. Kết quả phân tích tinh dầu của 40 cây trội dự tuyển đã chọn được 20 cây có hàm lượng tinh dầu cao và có các chỉ tiêu sinh trưởng vượt trội, cụ thể: độ vượt về đường kính trung bình 52,1%, độ vượt về chiều cao trung bình đạt 19,1%. Về năng suất vỏ khô có độ vượt trung bình đạt 150,6%. Hàm lượng tinh dầu trong mẫu vỏ khô đều đạt tiêu chuẩn để làm dược liệu (>1%), trung bình đạt 6,8%. Kết quả nghiên cứu trên là cơ sở khoa học quan trọng trong công tác bảo tồn và khai thác nguồn gen tốt phục vụ trồng rừng Quế mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội cho địa phương.


Từ khóa


Chọn giống; Cây trội; Sinh trưởng; Tinh dầu; Năng suất

Toàn văn:

PDF

Tài liệu tham khảo


[1]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tiêu chuẩn ngành 04 TCN 147-2006 (Ban hành kèm theo Quyết định số 4108/QĐ/BNN-KHCN ngày 29/12/2006, 2006.

[2]. Phạm Xuân Hoàn, “Nghiên cứu sinh trưởng và sản lượng làm cơ sở đề xuất một số biện pháp kỹ thuật trong kinh doanh rừng quế (C.cassia Blume) tại tỉnh Yên Bái”, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, 2001.

[3]. Tạ Minh Quang và cộng sự, “Kết quả tuyển chọn cây trội quế ở tỉnh Quảng Nam – Chuyên đề giống và lâm sản ngoài gỗ”, Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, số 10, 2018.

[4]. Vũ Tiến Hinh, Phạm Ngọc Giao, Ngô Kim Khôi và Phạm Xuân Hoàn, “Góp một phương pháp xác định thể tích vỏ thân cây đứng loài quế vùng Văn Yên, Yên Bái”, Thông tin KHKT điều tra rừng, số 2, 1998.

[5]. Phạm Xuân Hoàn, “Lập biểu sản lượng tạm thời cho rừng quế (C.cassia ) trồng thuần loài, đều tuổi tại Văn Yên, Yên Bái”, Thông tin KHLN, ĐHLN, số 1, 1995

[6]. Đỗ Tất Lợi, Tinh dầu Việt Nam, Nxb Y Học TP Hồ Chí Minh, 1985.

[7]. Phạm Xuân Hoàn, Hoàng Xuân Y, “Lập biểu sản phẩm Quế trồng ở Yên Bái bằng phương trình đường sinh thân cây”, Tạp chí KHCN&KTLN, số 8, 1999.

[8]. Lê Đình Khả, Nguyễn Tuấn Hưng, Lê Văn Thanh, Trần Hồ Quang, “Chọn giống quế có năng suất tinh dầu cao”, Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, số 10, 2003.


Các bài báo tham chiếu

  • Hiện tại không có bài báo tham chiếu
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên
Phòng 408, 409 - Tòa nhà Điều hành - Đại học Thái Nguyên
Phường Tân Thịnh - Thành phố Thái Nguyên
Điện thoại: 0208 3840 288 - E-mail: jst@tnu.edu.vn
Phát triển trên nền tảng Open Journal Systems
©2018 All Rights Reserved