ĐÁNH GIÁ NGUỒN GEN GIỐNG ĐẬU TƯƠNG CÚC BÓNG TẠI HUYỆN VÕ NHAI TỈNH THÁI NGUYÊN
Thông tin bài báo
Ngày nhận bài: 18/09/19                Ngày hoàn thiện: 09/10/19                Ngày đăng: 17/10/19Tóm tắt
Đậu tương Cúc bóng là một giống đặc hữu của tỉnh Thái Nguyên. Nhiều năm gần đây diện tích trồng giống đậu tương này đang bị thu hẹp, đang phải đối mặt với nguy cơ thoái hóa và mất dần giống. Về hình thái: Giống đậu tương Cúc bóng có mức tương đồng cao với giống đậu tương DT84, tuy nhiên kích thước hạt trung bình nhỏ hơn, khối lượng 1000 hạt dao động trong khoảng 120-135g, thấp hơn giống đậu tương DT84 từ 40-65g. Về hoá sinh: Hàm lượng protein trong hạt đậu tương Cúc bóng là 36,57%, lipit 21,38%, khoáng 4,74%, gluxid 24,37% có chưa tới 17 loại amino acid. Trong nghiên cứu này, đặc điểm hình thái, hóa sinh và trình tự nucleotide của đoạn gen rbcL và ITS2 đã được phân tích. Kết quả nhân bản thành công các đoạn gen (rbcL, ITS2) từ mô lá của giống đậu tương Cúc bóng bằng kỹ thuật PCR, với kích thước của gen rbcL là 700bp và của gen ITS2 là 500bp. So sánh các trình tự trên với các trình tự trên ngân hàng gen quốc tế cho thấy: trình tự gen rbcL có độ tương đồng trên 99% với các loài thuộc chi Glycine, trình tự gen ITS2 có mức tương đồng 100% với loài Glycine max và 99,7% với loài Glycine soija (sai khác 0,3%, và từ 4-6% với các loài còn lại thuộc chi Glycine). Trình tự mã vạch ITS2 được đăng ký trên ngân hàng dữ liệu quốc tế (NCBI) với mã số là MN224216.
Từ khóa
Toàn văn:
PDFTài liệu tham khảo
[1]. Trần Văn Điền, Giáo trình cây đậu tương, Nxb Nông nghiệp, 2007.
[2]. Ngô Thế Dân, Trần Đình Long, Trần Văn Lài, Đỗ Thị Dung, Phạm Thị Đào, Cây đậu tương, Nxb Nông nghiệp, 1999.
[3]. Fazekas, A. J., et al, “DNA barcoding methods for land plants”, Methods Mol. Biol., 858, pp. 223-252, 2012.
[4]. Kress, W. J., & Erickson, D. L., “DNA barcodes: gens, genomics, and bioinformatics”, Proceedings of the National Academy of Sciences, 105(8), pp. 2761-2762, 2008
[5]. Dellaporta, Stephen L., Jonathan Wood, and James B. Hicks, “A plant DNA minipreparation: version II”, Plant molecular biology reporter, 1.4, pp. 19-21, 1983.
[6]. Doyl, J. J., and J. L. Doyle, “Isolation of plant DNA from fresh tissue”, Focus, v.12 , pp. 13-15, 1990.
[7]. Maria L Kuzmina, et al. , "Identification of the vascular plants of Churchill, Manitoba, using a DNA barcode library", BMC Ecology, 12, pp. 1 - 11, 2012.
[8]. Xiaorong, et al, “DNA barcodes for discriminating the medicinal plant Scutellaria baicalensis (Lamiaceae) and its adulterants”, Biological and Pharmaceutical Bulletin, 34.8, pp. 1198-1203, 2011.
[9]. Kollipara, K. P., Singh, R. J., & Hymowitz, T., “Phylogenetic and genomic relationships in the genus Glycine Willd based on sequences from the ITS region of nuclear rDNA”, Genome, 40(1), pp. 57-68, 1997.
[10]. Madesis, P., Ganopoulos, I., Ralli, P., & Tsaftaris, A., “Barcoding the major Mediterranean leguminous crops by combining universal chloroplast and nuclear DNA sequence targets”, Genet Mol. Res., 11(3), pp. 2548-2558, 2012.
[11]. Yao H., Song J., Liu C., Luo K., Han J., “Use of ITS2 region as theuniversal DNA barcode for plants and animals”, PLoS ONE (5), pp.13102, 2010.
Các bài báo tham chiếu
- Hiện tại không có bài báo tham chiếu