NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI CHI BỒ AN – COLONA CAV. (HỌ ĐAY – TILIACEAE JUSS.) Ở VIỆT NAM
Thông tin bài báo
Ngày nhận bài: 01/10/19                Ngày hoàn thiện: 16/10/19                Ngày đăng: 17/10/19Tóm tắt
Theo Tang Ya, Michael G. G. và Laurence J. D. (2007), chi Bồ an (Colona Cav.) có khoảng 30 loài phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới trên thế giới. Ở Việt Nam, chi này hiện biết có 9 loài là Bồ an (Colona auriculata), Chàm ron (C. evecta), Bồ an evrard (C. evrardii), Cọ mai nháp lá tròn (C. floribunda), Ko đáp (C. kodap), Nu bla (C. nubla), Cọ mai nháp lá nhỏ (C. poilanei), Bồ an nhám (C. scabra), Cọ mai nháp bốn cánh (C. thorelii). Các loài thuộc chi này chủ yếu là các loài cây gỗ, hiếm khi là cây bụi. Thường là các loài ít gặp ngoài tự nhiên, trong đó ba loài Cọ mai nháp lá nhỏ (C. poilanei), Nu bla (C. nubla), Bồ an evrard (C. evrardii) còn là các loài đặc hữu. Hầu hết các loài thuộc chi Bồ an được ghi nhận cho gỗ, 3 loài cho sợi, 1 loài được sử dụng làm thuốc.
Chi Bồ an có đặc điểm hình thái gần gũi với nhiều chi thuộc họ Đay vì cùng có quả có cánh như Berrya, Craigia, Excentrodendron nhưng khác biệt bởi đặc điểm hoa lưỡng tính, có 5 cánh hoa. Những đặc điểm quan trọng để phân biệt các loài thuộc chi Bồ an là chỉ nhị rời hay dính lại với nhau thành 5 bó ở phía dưới, vòi nhụy có lông ở gốc hay không có, đặc điểm về hình dạng quả, đặc điểm về số lượng cánh trên quả, đặc điểm về số lượng noãn trong một ô bầu. Nghiên cứu này cung cấp các dẫn liệu mới về mặt hình thái học để phân loại một cách tốt nhất các loài thuộc chi Colona ở Việt nam. Bên cạnh đó khóa định loại đến loài, đặc điểm về phân bố của các loài trong chi Colonacũng đã được thiết lập.
Từ khóa
Toàn văn:
PDFTài liệu tham khảo
[1]. Tang Ya, Michael G. G. and Laurence J. D., “Tiliaceae”, Flora of China, 12, pp. 240-263, USA. 2007.
[2]. Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam, 1, tr. 486-488, Nxb. Trẻ Tp. Hồ Chí Minh, 1999.
[3]. Nguyễn Tiến Bân, “Tiliaceae”, Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập 2, tr. 421-422, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 2003.
[4]. Nguyễn Nghĩa Thìn, Các phương pháp nghiên cứu thực vật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007.
[5]. Gagnepain F., Flore Genera de Indo-chine, 1, pp. 538-548, Paris, France, 1911.
[6]. Phengklai C., Flora of Thailand, 6(1), pp. 10-80. Bangkok, Thailand, 1993.
[7]. Takhtazan A. L., Flowering Plant, ed. 2, pp. 231, Spring, 2009.
[8]. Candolle de A. P., Prodromus systematis Naturalis Regnis Vegetabilis, 1, pp. 241, 1824.
[9]. Bentham G., Hooker J. D., Genera Plantarum, 1, pp. 233, The Netherland, 1862.
[10]. Pierre L., Flore Foresties Cochinchine, pl. 136-137, France. Paris. 1888.
[11]. Trần Hợp và Nguyễn Bội Quỳnh, Cây gỗ kinh tế, trang 752, hình 752, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật. 1993.
Các bài báo tham chiếu
- Hiện tại không có bài báo tham chiếu