THỰC TRẠNG ĐỐI PHÓ CĂNG THẲNG TÂM LÝ CẤP TÍNH CỦA BỐ MẸ CÓ CON NẰM ĐIỀU TRỊ TẠI PHÒNG CHĂM SÓC ĐẶC BIỆT (ICU), TRUNG TÂM NHI KHOA – BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN NĂM 2019 | Thu | TNU Journal of Science and Technology

THỰC TRẠNG ĐỐI PHÓ CĂNG THẲNG TÂM LÝ CẤP TÍNH CỦA BỐ MẸ CÓ CON NẰM ĐIỀU TRỊ TẠI PHÒNG CHĂM SÓC ĐẶC BIỆT (ICU), TRUNG TÂM NHI KHOA – BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN NĂM 2019

Thông tin bài báo

Ngày nhận bài: 03/10/19                Ngày hoàn thiện: 11/01/20                Ngày đăng: 15/01/20

Các tác giả

1. Trần Lệ Thu Email to author, Trường Đại học Y Dược – ĐH Thái Nguyên
2. Nguyễn Thị Tú Ngọc, Trường Đại học Y Dược – ĐH Thái Nguyên
3. Bùi Thị Hải, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Tóm tắt


Bài báo này trình bày kết quả một nghiên cứu mô tả cắt ngang, được thực hiện nhằm mô tả thực trạng đối phó với căng thẳng tâm lý cấp tính của bố mẹ có con nằm điều trị tại phòng Chăm sóc đặc biệt (ICU) tại Trung tâm Nhi khoa – Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2019. Nghiên cứu được thực hiện trên 68 bố, mẹ có con nằm điều trị tại phòng ICU. Số liệu được thực hiện bởi bộ câu hỏi soạn sẵn theo thang PSS.PICU và Brief COPE. Kết quả cho thấy: Tỷ lệ căng thẳng tâm lý cấp tính của bố, mẹ trẻ tại thời điểm trẻ điều trị tại phòng ICU trên 24h và không quá 01 tuần là 95,6% và con số này đã giảm đáng kể tại thời điểm sau đó 01 tuần với 58,8%. Sự đối phó với căng thẳng tâm lý cấp tính của bố, mẹ trẻ ở mức độ trung bình với 2,67 ± 0,69 điểm. Trong đó, hành vi “Tập trung vào vấn đề” có điểm trung bình cao nhất với 2,89 ± 0,7 điểm. Có mối tương quan giữa giới, trình độ văn hóa của bố mẹ trẻ, giới tính của trẻ, tình trạng của trẻ sau 01 tuần điều trị với sự đối phó căng thẳng tâm lý cấp tính của bố, mẹ trẻ.


Từ khóa


Đối phó, Căng thẳng tâm lý cấp tính, ICU, tránh né, chăm sóc, trẻ…

Toàn văn:

PDF

Tài liệu tham khảo


[1]. L. T. Tran, “Acute stress of parents with children treated at ICU, Pediatric Center – Thai Nguyen national hospital in 2018,” Vietnam Nurses Journal, vol. 24, pp. 93-98, 2018.

[2]. V. C. Smith, G. K. SteelFisher, C. Salhi, and L. Y. Shen, “Coping With the Neonatal Intensive Care Unit Experience,” The Journal of Perinatal & Neonatal Nursing, vol. 26, no. 4, pp. 343–352, 2012.

[3]. M. S. Miles, and M. C. Carter, “Coping strategies used by parents during their child’s hospitalization in an intensive care unit,” Children’s Health Care, vol. 14, no. 1, pp. 14-21, 1985.

[4]. Carver, “You want to measure coping but your protocol’s too long: Consider the Brief COPE,” International Journal of Behavioral Medicine, vol. 4, no. 1, pp. 92-100, 1997.

[5]. N. Ashwani, N. A. Rekha, and C. S. Kumar, “Parental stress experiences with NICU admission in a tertiary care centre,” International Journal of Psychology and Behavioral Sciences, vol. 7, no. 1, pp. 27-31, 2017.

[6]. M. C. Carter, M. S. Miles, T. Buford, and R. Hassanein, “Parental environmental stress in pediatric intensive care units,” Dimensions in Critical Care Nursing, vol. 4, pp. 180-188, 1985.

[7]. R. A. Jee, J. R. Shepherd, C. E. Boyles, M. J. Marsh, P. W. Thomas, and O. C. Ross, “Evaluation and comparison of parental needs, stressors, and coping strategies in a pediatric intensive care unit,” Pediatric Critical Care Medicine, vol. 13, no. 3, pp. e166-e172, 2015.


Các bài báo tham chiếu

  • Hiện tại không có bài báo tham chiếu
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên
Phòng 408, 409 - Tòa nhà Điều hành - Đại học Thái Nguyên
Phường Tân Thịnh - Thành phố Thái Nguyên
Điện thoại: 0208 3840 288 - E-mail: jst@tnu.edu.vn
Phát triển trên nền tảng Open Journal Systems
©2018 All Rights Reserved