ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC CỦA BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA NỘI CƠ XƯƠNG KHỚP, BỆNH VIÊN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
Thông tin bài báo
Ngày nhận bài: 03/10/19                Ngày hoàn thiện: 10/01/20                Ngày đăng: 15/01/20Tóm tắt
Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu mô tả cắt ngang, được thực hiện nhằm đánh giá hoạt động thể lực của những bệnh nhân viêm khớp dạng thấp (VKDT) đang điều trị tại Khoa Nội cơ xương khớp, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp mô tả cắt ngang. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đa phần người bệnh VKDT đi bộ với khoảng cách ngắn và tiêu tốn ít năng lượng cho việc đi bộ. Khoảng cách đi bộ trung bình của người bệnh VKDT một ngày khoảng 383,3 mét tương đương tiêu tốn khoảng 23 Kcalo cho việc đi bộ. Một ngày người bệnh VKDT cũng chỉ phải tiêu tốn trung bình khoảng 10 Kcalo cho việc leo cầu thang hoặc bậc thềm. Số giờ trung bình sử dụng cho hoạt động gắng sức mức độ nặng và trung bình của bệnh nhân VKDT ở mức độ thấp trong đó hoạt động gắng sức mức độ nặng chỉ chiếm khoảng 1,2 giờ; hoạt động gắng sức ở mức độ trung bình chiếm 3,7; Hoạt động gắng sức nhẹ chiếm 5,5 giờ, hoạt động tại chỗ chiếm 6,2 giờ và hoạt động ngủ nghỉ chiếm 7,2 giờ. Số giờ trung bình sử dụng cho hoạt động thể lực gắng sức nặng và trung bình giảm dần theo độ tuổi. Trong khi số giờ trung bình sử dụng cho hoạt động gắng sức mức độ nhẹ và hoạt động tại chỗ tăng theo độ tuổi. Từ đó có thể đưa ra kết luận, hoạt động thể lực của người bệnh VKDT giảm sút so với bình thường.
Từ khóa
Toàn văn:
PDFTài liệu tham khảo
[1]. O. U. Ovayolu, N. Ovayolu, and G. Karadag "The relationship between selfcare agency, disability levels and factors regarding these situations among patients with rheumatoid arthritis," Journal of clinical nursing, 21(12), pp. 101-110, 2012
[2]. I. Rudan et al., "Prevalence of rheumatoid arthritis in low- and middle-income countries: A systematic review and analysis," Journal of Global Health, 5(1), p. 010409, 2015
[3]. H. T. Trinh, "Care and rehabilitation for patients with rheumatoid arthritis," PhD Thesis, Thang Long University, Hanoi, 2012. (In Vietnamese)
[4]. Y. Henchoz, F. Bastardot, Guessous I., J. M. Theler, J. Dudler, P. Vollenweider, and A. So, "Physical activity and energy expenditure in rheumatoid arthritis patients and matched controls," Rheumatology, 51(8), pp. 1500-1507, 2012.
[5]. K. Simpson, "Validity and reliability of the Paffenbarger Physical Activity Questionnaire among Healthy Adults," M.S. thesis - University of Connecticut, 2011.
[6]. J. E. Abell, J. M. Hootman, M. M. Zack, D. Moriarty, and C. G. Helmick, "Physical activity and health related quality of life among people with arthritis," Journal of Epidemiology & Community Health, 59(5), pp. 380-385, 2005.
[7]. E. S. Sjoquist, L. Almqvist, P. Asenlof, J. Lampa, C. H. Opava, and Para Study Group, "Physical-activity coaching and health status in rheumatoid arthritis: a person-oriented approach," Disability and rehabilitation, 32(10), pp. 816-825, 2010.
Các bài báo tham chiếu
- Hiện tại không có bài báo tham chiếu