PHÂN TÍCH CÁC CHIẾN LƯỢC LỊCH SỰ ĐƯỢC SỬ DỤNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ SINH VIÊN TẠI KHOA NGOẠI NGỮ, ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN | Giang | TNU Journal of Science and Technology

PHÂN TÍCH CÁC CHIẾN LƯỢC LỊCH SỰ ĐƯỢC SỬ DỤNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ SINH VIÊN TẠI KHOA NGOẠI NGỮ, ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Thông tin bài báo

Ngày nhận bài: 13/01/20                Ngày hoàn thiện: 18/03/20                Ngày đăng: 23/03/20

Các tác giả

1. Bùi Thị Hương Giang Email to author, Ban Hợp tác quốc tế - ĐH Thái Nguyên
2. Đàm Thị Quỳnh, Công ty ICO
3. Nguyễn Dương Hà, Khoa Ngoại ngữ - ĐH Thái Nguyên

Tóm tắt


Nghiên cứu được thực hiện để phân tích các chiến lược lịch sự được sử dụng bởi các giáo viên và sinh viên thuộc Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên. Nghiên cứu mô tả các loại chiến lược lịch sự được sử dụng bởi giáo viên và các loại chiến lược lịch sự được sử dụng bởi sinh viên trong các lớp học tiếng Anh. Nghiên cứu này là nghiên cứu mô tả định tính và định lượng. Đối tượng nghiên cứu là hai giáo viên tiếng Anh và bốn mươi sáu sinh viên của hai lớp tiếng Anh tại Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên. Để thu thập dữ liệu, nhà nghiên cứu đã sự dụng cách ghi lại video và phỏng vấn. Lý thuyết về chiến lược lịch sự của Brown & Levinson và Q. Nguyễn cũng được sử dụng trong nghiên cứu này. Kết quả của nghiên cứu cho thấy có bốn chiến lược chính được sử dụng bởi các giáo viên và sinh viên trong các lớp học tiếng Anh tại Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên, đó là chiến lược lịch sự công khai, lịch sự dương tính, lịch sự âm tính và chiến lược lịch sự không công khai, trong đó, chiến lược lịch sự dương tính chi phối việc sử dụng chiến lược lịch sự của giáo viên cũng như học sinh trong quá trình giảng dạy.

Từ khóa


chiến lược lịch sự; chiến lược lịch sự công khai; lịch sự dương tính; lịch sự âm tính; chiến lược lịch sự không công khai; Đại học Thái Nguyên

Toàn văn:

PDF (English)

Tài liệu tham khảo


[1]. R. Lakoff, Language and Woman’s Place. New York: Harper & Row, 1975.

[2]. G. N. Leech, Principles of Pragmatics. London: Longman, 1983.

[3]. P. Brown and S. Levinson, Politeness: Some Universal in Language Usage. Cambridge University Press, 1987.

[4]. P. Grice, “Logic and Conversation,” in Syntax and Semantics, P. Cole (eds), vol. 3, pp 41-58, 1975.

[5]. Q. Nguyen, Intracultural and Cross-culture Communication. VNU Press, 2003.

[6]. R.V. Hogg and E. Tanis, Probability and Statistical Inference, 8th ed. Pearson, 2009.

[7]. M. Q. Patton, Qualitative Research and Evaluation Methods, 3rd ed. Thousand Oaks, CA: Sage Publications, 2002.

[8]. N. K. Denzin and Y.S. Lincoln, Handbook of Qualitative Research, 2nd ed. Thousand Oaks, CA: Sage, 1994.

[9]. G. Yule, Pragmatics. Oxford: Oxford University Press, 1996.

[10]. Kurniatin, “An Analysis of Politeness Strategies used by Teacher and Students in English Class at MTs NU Assalam Kudus,” Sarjana Thesis, Institute of Surakarta (IAIN Surakarta), 2017.

[11]. G. Ayu, “An analysis on politeness strategies employed by lecturers in speaking class,” Sarjana Thesis, Ar-Raniry State Islamic University, 2018.




DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.2020.03.2535

Các bài báo tham chiếu

  • Hiện tại không có bài báo tham chiếu
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên
Phòng 408, 409 - Tòa nhà Điều hành - Đại học Thái Nguyên
Phường Tân Thịnh - Thành phố Thái Nguyên
Điện thoại: 0208 3840 288 - E-mail: jst@tnu.edu.vn
Phát triển trên nền tảng Open Journal Systems
©2018 All Rights Reserved