TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG ANH TẠI TRƯỜNG MẦM NON DPA | Nam | TNU Journal of Science and Technology

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG ANH TẠI TRƯỜNG MẦM NON DPA

Thông tin bài báo

Ngày nhận bài: 13/04/20                Ngày hoàn thiện: 07/05/20                Ngày đăng: 18/05/20

Các tác giả

1. Nguyễn Danh Nam Email to author, Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên
2. Nguyễn Thị Hồng Minh, Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên
3. Nguyễn Thị Linh, Trường Mầm non DPA, thành phố Thái Nguyên

Tóm tắt


Dạy và học tiếng Anh trong những năm gần đây có nhiều đổi mới. Phương pháp dạy học truyền thống đóng khung việc học ngoại ngữ trong bốn bức tường của lớp học đã và đang được thay thế. Các hoạt động học tập trải nghiệm được đưa vào chương trình tiếng Anh, tạo cơ hội cho người học được sử dụng ngôn ngữ đích trong một môi trường thực và thân thiện. Nghiên cứu thực nghiệm này điều tra ảnh hưởng của hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình tiếng Anh đối với kĩ năng nói của học sinh 6 tuổi trường Mầm non DPA trong năm học 2018-2019. Các hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tổ chức ở trường Mầm non DPA trong khuôn khổ nghiên cứu này là: Ngày hội kịch, Rung chuông vàng (hoạt động mô phỏng một chương trình truyền hình), và Thi hùng biện tiếng Anh. Nghiên cứu được dựa trên phương pháp định lượng. Đối tượng nghiên cứu là 68 học sinh 6 tuổi của trường Mầm non DPA, thành phố Thái Nguyên, Việt Nam. Điểm kiểm tra kĩ năng nói trước và sau thực nghiệm của học sinh được xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS 20. Kết quả cho thấy có mối liên hệ quan trọng giữa việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong việc dạy và học tiếng Anh đối với sự cải thiện trong kĩ năng nói của học sinh 6 tuổi ở trường Mầm non DPA. Những học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo đều có điểm số cao hơn trong bài kiểm tra kĩ năng nói. Từ đó có thể đưa ra khuyến nghị rằng cần tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình tiếng Anh cho học sinh mầm non để nâng cao kĩ năng nói của trẻ.


Từ khóa


học tập trải nghiệm; hoạt động trải nghiệm; kĩ năng nói; dạy tiếng Anh; trường Mầm non DPA.

Toàn văn:

PDF (English)

Tài liệu tham khảo


[1]. The Ministry of Education and Training, Circular No.32/2018/TT-BGDĐT dated December 26, 2018, Hanoi: Ministry of Education and Training, 2018.

[2]. D. Kolb, Experiential learning: Experience as the source of learning and development. New Jersey: Prentice-Hall, 1984.

[3]. A. Kolb and D. Kolb, “The learning way: Meta-cognitive aspects of experiential learning,” Simulation Gaming, vol. 40, no. 3, pp. 297-327, 2009.

[4]. F. Mollaei and H. Rahnama, “Experiential education contributing to language learning,” International Journal of Humanities and Social Science, vol. 2, no. 21, pp. 268-279, 2012.

[5]. K. Smith, S. Clubb, E. Lawrence, and M. J. Todd, “The challenges of reflection: Students learning from work placements,” Innovations in Education and Teaching International, vol. 44, no. 2, pp. 131-141, 2007.

[6]. S. Knutson, “Experiential learning in second language classrooms,” TESL Canada Journal, vol. 20, no. 2, pp. 52-64, 2003.

[7]. A. Safriani, “Experiential learning for language teaching: Adapting Kolb’s learning cycle in teaching English as a Foreign Language,” 2015. [Online]. Available: http://digilib.uinsby.ac.id/6506/1/27.%20Experiential%20Learning.pdf. [Accessed: Apr. 10, 2020]

[8]. S. Halliwell, Teaching English in the primary classroom. New York: Longman, 1992.

[9]. L. Cameron, Teaching languages to young learners. Cambridge: Cambridge University Press, 2001.




DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.2991

Các bài báo tham chiếu

  • Hiện tại không có bài báo tham chiếu
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên
Phòng 408, 409 - Tòa nhà Điều hành - Đại học Thái Nguyên
Phường Tân Thịnh - Thành phố Thái Nguyên
Điện thoại: 0208 3840 288 - E-mail: jst@tnu.edu.vn
Phát triển trên nền tảng Open Journal Systems
©2018 All Rights Reserved