NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ PHÂN BÓN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG ĐẬU TƯƠNG ĐT51, VỤ HÈ THU TẠI THÁI NGUYÊN | Huyền | TNU Journal of Science and Technology

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ PHÂN BÓN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG ĐẬU TƯƠNG ĐT51, VỤ HÈ THU TẠI THÁI NGUYÊN

Thông tin bài báo

Ngày nhận bài: 09/09/20                Ngày hoàn thiện: 16/10/20                Ngày đăng: 21/10/20

Các tác giả

1. Phạm Thị Thu Huyền Email to author, Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên
2. Trần Văn Điền, Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên
3. Trần Thị Trường, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
4. Vũ Thị Nguyên, Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên

Tóm tắt


Nghiên cứu được tiến hành trong vụ Hè Thu năm 2016 và 2017 tại huyện Phú Lương và huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên với mục tiêu xác định mật độ và lượng phân bón thích hợp cho giống đậu tương ĐT51. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ô lớn (phân bón), ô nhỏ (mật độ), 3 công thức mật độ (M1, M2, M3 tương ứng với 20, 30, 40 cây/m2) và 3 công thức phân bón (P1: 15N:40P:40K + 1 tấn phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh (HCVSSG); P2: 30N:60P:60K + 1 tấn HCVSSG; P3: 45N:80P:80K + 1 tấn HCVSSG). Kết quả cho thấy, các mật độ và lượng phân bón trong thí nghiệm không ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng của giống đậu tương ĐT51 (90 – 93 ngày). Chiều cao cây, chỉ số diện tích lá có xu hướng tăng khi tăng mật độ và lượng phân bón. Số cành cấp 1 có xu hướng giảm dần khi tăng mật độ. Tương tác giữa mật độ và phân bón đến năng suất thực thu (NSTT) có ý nghĩa. Các tổ hợp có NSTT cao nhất và ổn định qua 2 năm thí nghiệm là P2M2, P2M3, P3M2, P3M3, đạt từ 22,04 – 25,23 tạ/ha (tại Phú Lương), từ 24,09 – 25,31 tạ/ha (Võ Nhai), lợi nhuận thuần đạt từ 27,40 – 30,53 triệu đồng/ha. Công thức P2M2 (mức phân bón 30N:60P:60K kết hợp mật độ 30 cây/m2) cho NSTT và hiệu quả kinh tế cao phù hợp với mức đầu tư của người dân miền núi.


Từ khóa


Đậu tương; mật độ; phân bón; sinh trưởng; năng suất

Toàn văn:

PDF

Tài liệu tham khảo


[1]. J. L. Harper, Population biology of plan. London: Academic Press, 1977.

[2]. T. T. Nguyen, and V. B. Nguyen, Potassium efficacy in relation to balanced fertilization for a number of crops on some soil types in Vietnam, Scientific research results of the Institute of Agro-soil, book 3, Agricultural Publishing House, Hanoi, 1999.

[3]. S. Sutharsan, V. Yatawatte, and S. Srikrisnah, “Effect of Different Rates of Nitrogen and Phosphorous on Growth and Nodulation of Glycine max in the Eastern Region of Sri Lanka,” World Journal of Engineering and Technology, vol. 4, pp. 14-17, 2016.

[4]. E. R. Cober, M. J. Morrison, and G. Butler, “Genetic improvement rates of short – season soybean increase with plant population,” Crop science, vol. 45, pp. 1029-1034, 2005.

[5]. J. D. Mayer, R. J. Lawn, and D. E. Byth, “Agronomic stadies on soybean (Glycine max L. Merrill) in the dry season of tropical cs II, Interraction of sowing date and siwing density,” Australian Journal of Agriculture Research, vol. 42, pp. 1075-1092, 1991.

[6]. A. Biabani, “Cultivar and density effects on yield of soybean in double cropping,” Afr. J. Agric. Res., vol. 5, pp. 3203-3206, 2010.


Các bài báo tham chiếu

  • Hiện tại không có bài báo tham chiếu
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên
Phòng 408, 409 - Tòa nhà Điều hành - Đại học Thái Nguyên
Phường Tân Thịnh - Thành phố Thái Nguyên
Điện thoại: 0208 3840 288 - E-mail: jst@tnu.edu.vn
Phát triển trên nền tảng Open Journal Systems
©2018 All Rights Reserved