TIẾP NHẬN TIỂU THUYẾT ĐỨC THẾ KỈ 20 Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TRƯỚC NĂM 1986 QUA DỊCH THUẬT VÀ NGHIÊN CỨU, PHÊ BÌNH
Thông tin bài báo
Ngày nhận bài: 21/09/20                Ngày hoàn thiện: 31/12/20                Ngày đăng: 31/12/20Tóm tắt
Vận dụng lý thuyết tiếp nhận trong nghiên cứu văn học hiện vẫn là một xu hướng nghiên cứu tiềm năng. Ở nước ngoài, một số nhà nghiên cứu đã vận dụng lý thuyết tiếp nhận trong nghiên cứu tiếp nhận tiểu thuyết của Franz Kafka, Thomas Mann, Guenter Grass. Ở Việt Nam, chưa có công trình nào đề cập tới tiếp nhận tiểu thuyết Đức thế kỉ 20. Qua khảo sát, phân tích các bản dịch, bài giới thiệu, công trình nghiên cứu, phê bình liên quan tới tiểu thuyết Đức thế kỉ 20, bài viết tập trung làm rõ những đặc điểm của tiếp nhận tiểu thuyết Đức thế kỉ 20 ở Việt Nam giai đoạn trước năm 1986 qua hai phương diện: dịch thuật và nghiên cứu, phê bình. Kết quả khảo sát, phân tích cho thấy trước năm 1986, một số tiểu thuyết Đức thế kỉ 20 đã được dịch ra tiếng Việt và xuất bản ở Việt Nam như tác phẩm của Thomas Mann, Herman Hesse, Erich Maria Remarque, Heinrich Boell. Việc dịch tiểu thuyết dựa trên nguyên tác tiếng Đức rất ít ỏi trong giai đoạn này. Số lượng các công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Đức thế kỉ 20 ở Việt Nam trước năm 1986 chưa nhiều. Từ điểm nhìn phân tâm học, hiện sinh hay chính trị, đấu tranh giai cấp nên một số nhận định của các nhà nghiên cứu về tiểu thuyết Đức thế kỉ 20 trong giai đoạn này còn cực đoan. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra được vị trí, vai trò quan trọng của Franz Kafka, Thomas Mann trong nền văn học Đức và văn học thế giới.
Từ khóa
Toàn văn:
PDFTài liệu tham khảo
[1]. W. Elfe, and J. N. Hardin, The Fortunes of German Writers in America: Studies in Literary Reception. University of South Carolina Press, 1992.
[2]. V. Michel, “Hesse in den USA-Hesse bei uns,” Wesstermanns, vol. 5, pp. 52-59, 1971.
[3]. J. Joosten, and C. Parry, The Echo of Die Blechtrommel in Europe- Studies on the Reception of Guenter Grass’s The Tin Drum. Brill, 2016.
[4]. H. B. Le, Franz Kafka – the Human Brainwashing Person, Ho Chi Minh City General Publishing House (in Vietnamese), 2014.
[5]. T. K. O. Hoang, “The Reception of Edgar Allan Poe in Vietnam,” (in Vietnamese), Doctoral Dissertation, Vietnam Academy of Social Sciences, Hanoi, 2011.
[6]. N. P. Huynh, “The war, consumption society and the from 1954 to 1975 Southern literary market,” (in Vietnamese), Journal of Literary Studies - Vietnam Academy of Social Sciences, vol. 4, pp. 27-40, 2015.
[7]. Q. Van, “Some Characteristics of American Literature,” Journal of Bach Khoa, vol. 1, pp. 59-62, 1957.
[8]. N. C. Nguyen, “The Anxieties and Hopes of Modern European Literature,” Journal of Dai hoc, vol. 11, pp. 15-19, 1959.
[9]. C. Thach, “Presentations and Critical Essays on Two Rebellious Views of Albert Camus,” Journal of Sang tao, vol. 3, pp. 24-28, 1960.
[10]. D. V. Dao, “The Viewpoint of Human Nature through Literary Works in the World and in Vietnam,” Journal of Que huong, vol. 12, pp. 18-23, 1960.
[11]. Q. S. Doan, Literature and Novel, Creativity Publishing House (in Vietnamese), 1972.
[12]. P. Vo, Essays, Tri Dang Publishing House (in Vietnamese), 1973.
[13]. C. T. Pham, New Thoughts in Literature and Philosophy, An Tiem Publishing House (in Vietnamese), 1970.
[14]. T. Hoang, “Franz Kafka and the Issue of Legendary in Modern Western Literature,” Journal of Literary Studies - Vietnam Academy of Social Sciences, vol. 5, pp. 28-33, 1970.
[15]. D. H. Do, Critical Essays on Existentialist Literature. Literature Publishing House, 1978.
[16]. V. S. Pham, Thoughts and Modern Western Literature. Universities and Colleges Publishing House, 1986.
[17]. D. H. Hong, “Thomas Mann- an Achievement of German Literature,” Journal of Literary Studies, vol. 2, pp. 17-20, 1975.
[18]. V. Khai, “Anti-Nazi German Literature,” (in Vietnamese), Journal of Literary Studies - Vietnam Academy of Social Sciences, vol. 3, pp. 25-28, 1980.
Các bài báo tham chiếu
- Hiện tại không có bài báo tham chiếu