CÁI KÌ TRONG TIỂU THUYẾT NHO LÂM NGOẠI SỬ CỦA NGÔ KÍNH TỬ
Thông tin bài báo
Ngày nhận bài: 07/12/20                Ngày hoàn thiện: 31/12/20                Ngày đăng: 31/12/20Tóm tắt
Trong văn học cổ điển Trung Hoa, truyện có nội dung châm biếm không phải đến Nho lâm ngoại sử mới có, nhưng miêu tả sâu sắc đến vi diệu, nhẹ nhàng, kín đáo, tinh vi thì chỉ có Ngô Kính Tử mà thôi. Nho lâm ngoại sử luôn khiến người đọc say mê nhưng không phải là tác phẩm dễ hiểu khi tiếp cận, bởi nghệ thuật châm biếm cao siêu, tinh tế của nhà văn. Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Nho lâm ngoại sử không chỉ thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo của nhà văn Ngô Kính Tử mà còn cho ta thấy kiểu tư duy riêng, cách “giải hiện thực” riêng qua cái nhìn mới mẻ đối với những vấn đề thời sự lúc bấy giờ. Bằng sự mẫn tiệp của một nhà nghệ sĩ và tầm tư tưởng thấu thị của một nhà tư tưởng, Ngô Kính Tử đã dũng cảm dùng cái “kì” như một lưỡi dao sắc bén và đa năng nhất để giải phẫu hiện thực cuộc sống. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa những tài liệu tham khảo để giải mã yếu tố “kì” của Nho lâm ngoại sử không phải ở mặt nội dung của tác phẩm mà ở một địa hạt khác: "kì" có thể tồn tại trong hình thức hay nghệ thuật xây dựng và kiến tạo tác phẩm. Đó cũng là một trong nhiều cách tìm ra cái ma lực hấp dẫn người đọc trong suốt trường kì lịch sử văn học.
Từ khóa
Toàn văn:
PDFTài liệu tham khảo
[1]. X. Lu, History of Chinese novels, translated by D. T. Luong. VNU Publishing House, 2002.
[2]. H. H. Bui (translated), An overview of the history of Chinese literature. Thegioi Publishing House, Hanoi, 2000.
[3]. L. B. Tran, “Structural Characteristics The Three Kingdoms Interpretation of La Quan Trung,” Ph.D. thesis in Philology, Hanoi University of Education, 1992.
[4]. T. Todorov, Commentary on fantasy literature. University of Education Publishing House, Hanoi, 2008.
[5]. P. C. V. Dinh, “The "period" in the legendary novel,” Vietnam Journal of Literature, no. 10, pp. 48-53, 2000.
[6]. P. C. V. Dinh, Approaching the genre of ancient Chinese literature. Ho Chi Minh City University of Education Publishing House, Ho Chi Minh City, 2011.
[7]. B. H. Nguyen, “The tradition "curious" in Chinese literature,” Han-Nom Magazine, vol. 81, no. 2, pp. 48-52, 2007.
[8]. C. T. Khau, The theory of classical Chinese literature and art - 100 articles. Education Publishing House, Hanoi, 1994.
[9]. J. Z. Wu, The Scholars, volume 1, (V. Phan and T. Nhu, translated Vietnamese), Literature Publishing House, Hanoi, 1989.
[10]. D. T. Luong, To understand 8 sets of classical Chinese novels. VNU Publishing House, Hanoi, 2000.
[11]. K. H. Nguyen, Essay of Chinese classical novels. Literature Publishing House, 1991.
[12]. K. H. Tran, The Scholars - the masterpiece of satire. Dong Nai Publisher, 1996.
[13]. T. T. Le, “Structure of novel genre of Rú lín wài shǐ,” Journal of Science, Vinh University, vol. XXXVI, no. 4B, pp. 43-53, 2007.
[14]. S. D. Le, “Artistic language in "Rú lín wài shǐ" of Wu Jing Zi,” Science Journal of Hanoi National University of Education, vol. 62, no. 2, pp. 94-102, 2017.
Các bài báo tham chiếu
- Hiện tại không có bài báo tham chiếu