NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA LỢN ĐEN ĐỊA PHƯƠNG NUÔI TẠI HUYỆN LẠC SƠN TỈNH HÒA BÌNH | Đông | TNU Journal of Science and Technology

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA LỢN ĐEN ĐỊA PHƯƠNG NUÔI TẠI HUYỆN LẠC SƠN TỈNH HÒA BÌNH

Thông tin bài báo

Ngày nhận bài: 09/11/20                Ngày hoàn thiện: 21/12/20                Ngày đăng: 21/12/20

Các tác giả

1. Phạm Rạng Đông Email to author, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hòa Bình
2. Nguyễn Thị Út, Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai
3. Nguyễn Mạnh Hà, Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai
4. Phan Thu Hương, Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai
5. Vũ Hoài Sơn, Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai

Tóm tắt


Nghiên cứu này nhằm mục tiêu xác định một số đặc điểm và khả năng sản xuất của lợn Đen địa phương nuôi tại huyện Lạc Sơn tỉnh Hòa Bình. Nghiên cứu được tiến hành quan sát đặc điểm ngoại hình trên đàn lợn Đen thuộc 03 xã của huyện Lạc Sơn tỉnh Hòa Bình. Để đánh giá khả năng sản xuất, tiến hành theo dõi 65 lợn Đen địa phương 2 tháng tuổi gồm 30 lợn cái và 35 lợn đực đã thiến tại 15 hộ gia đình có điều kiện nuôi tương tự nhau, lợn đươc nuôi bán chăn thả, cho ăn 2 bữa/ngày. Lợn Đen trong nghiên cứu có thân hình thon, mình mỏng, dáng cao; mặt nhọn hình tam giác, mõm dài nhọn, bụng thon, mắt nâu đen, có 2 màu lông chủ yếu là màu lông đen toàn thân (chiếm 42,8%) và màu lông đen có đốm trắng (chiếm 47,6%), còn lại là lợn có màu lông đen và 4 chân có màu lông trắng. Tai nhỏ dựng đứng; lưng thẳng không võng (69,5%), lưng hơi võng (30,5%). Chân nhỏ thon, cao chân, móng nhọn, tương đối chắc chắn. Lợn Đen địa phương có mức độ sinh trưởng chậm, khối lượng 8 tháng tuổi đạt bình quân 40,25 kg/con (con đực đạt 41,49 kg; con cái đạt 39,00 kg). Tỷ lệ móc hàm lúc 8 tháng tuổi đạt 73,31%; tỷ lệ thịt xẻ 61,08%; tỷ lệ nạc 37,67%; tỷ lệ mỡ 39,46%.

Từ khóa


lợn Đen; đặc điểm của lợn; chăn nuôi lợn; tỉnh Hòa Bình; khả năng sản xuất

Toàn văn:

PDF

Tài liệu tham khảo


[1]. D. T. Vu, and D. T. Phan, "Characteristics of growth, use of feed sources and economic efficiency in raising Muong pigs in Hoa Binh province", Journal of Livestock Production, vol. 2, no. 3, pp. 2-8, 2009.

[2]. V. P. Tran, Q. H. Tu, T. V. Tran, and T. H. Ha, Pig breeding textbooks. Agriculture Publishing House, 2004, pp. 6-56.

[3]. Q. H. Tu, V. P. Tran, and D. X. Luc, "Research on some criteria of Swin e genetics is Hai Lang in Ha Lang district, province Cao Bang," Livestock magazine, no. 6, pp. 11-25, 2004.

[4]. P. C. Trinh, “Morphological characteristics, fertility, growth rates and Carcass of 14-breasted Swine genetics in Muong Lay, Dien Bien province,” Master Thesis in Agriculture, Hanoi University of Agriculture, 2011.

[4]. D. C. Le, T. N. Luong, T. D. Do, and M. T. Nguyen, “Some characteristics of the Swine genetics of Muong Khuong,” Seminar on conservation of genetic funds for livestock 1990–2004, Livestock, 2004, pp. 238-248.

[6]. D. C. Le, Techniques to conserve genetic funds for some rare animals. Hanoi Agricultural Publishing House, 2008, pp. 40-50.

[7]. V. T. Nguyen, and V. B. Dang, "Reproductive productivity, growth and carcass quality of F1 sows hybrid formula (Landrace x Yorkshire) mated to Duroc and Pietrain boars," Journal of Science and Development, no. 6, pp. 27-35, 2006.

[8]. X. H. Phan, "Evaluation of growth, yield and quality of meat in pigs Landrace, Yorkshire and F1 (Landrce x Yorkshire)," Journal of Agricultural Science and Technology, vol. V, no. 1, pp. 31-35, 2007.


Các bài báo tham chiếu

  • Hiện tại không có bài báo tham chiếu
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên
Phòng 408, 409 - Tòa nhà Điều hành - Đại học Thái Nguyên
Phường Tân Thịnh - Thành phố Thái Nguyên
Điện thoại: 0208 3840 288 - E-mail: jst@tnu.edu.vn
Phát triển trên nền tảng Open Journal Systems
©2018 All Rights Reserved