PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN CHỦNG XẠ KHUẨN SINH KHÁNG SINH ỨC CHẾ SINH TRƯỞNG VI KHUẨN GRAM DƯƠNG | Hiền | TNU Journal of Science and Technology

PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN CHỦNG XẠ KHUẨN SINH KHÁNG SINH ỨC CHẾ SINH TRƯỞNG VI KHUẨN GRAM DƯƠNG

Thông tin bài báo

Ngày nhận bài: 22/03/19                Ngày đăng: 29/04/19

Các tác giả

1. Đỗ Thị Hiền, Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyê
2. Đỗ Bích Duệ, Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyê
3. Nguyễn Mạnh Tuấn, Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyê
4. Nguyễn Xuân Vũ Email to author, Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên

Tóm tắt


Từ 39 mẫu đất thu thập tại 2 địa điểm Núi Pháo, Đại Từ và Mỏ Sắt, Trại Cau thuộc tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi đã tiến hành phân lập được 48 chủng xạ khuẩn sinh kháng sinh trong tổng số 379 chủng được lựa chọn, chiếm 12,66%.Trong số đó có 4/48 chủng (8,33%) thể hiện hoạt tính kháng cả 4 chủng vi khuẩn kiểm định (Staphylococcus epidermidis ATCC 14990, Staphylococcus aureus ATCC 6538, Bacillus subtilis ATCC 6051A và Bacillus anthracis KEMB 211-146); có 12/48 chủng (25%) có hoạt tính kháng lại 3 chủng vi khuẩn kiểm định; có 13/48 chủng (27,08%) kháng lại 2 chủng vi khuẩn kiểm định và có 19/48 chủng (39,58%) chỉ kháng một loại vi khuẩn kiểm định. Trong số các chủng phân lập, chủng P5-1 thể hiện hoạt tính tốt nhất, có khả năng kháng lại cả bốn chủng vi khuẩn kiểm định. Khả năng sinh kháng sinh của chủng P5-1 mạnh nhất trong môi trường Gause I ở 7 ngày lên men.


Từ khóa


Chất kháng sinh, hoạt tính kháng sinh, xạ khuẩn.

Toàn văn:

PDF

Các bài báo tham chiếu

  • Hiện tại không có bài báo tham chiếu
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên
Phòng 408, 409 - Tòa nhà Điều hành - Đại học Thái Nguyên
Phường Tân Thịnh - Thành phố Thái Nguyên
Điện thoại: 0208 3840 288 - E-mail: jst@tnu.edu.vn
Phát triển trên nền tảng Open Journal Systems
©2018 All Rights Reserved