MÔ PHỎNG VÀ ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ THUẬT TOÁN PHÂN BỐ VỊ TRÍ CỦA CHUỖI CHỨC NĂNG MẠNG ẢO HOÁ TRONG MÔ HÌNH ĐIỆN TOÁN BIÊN | Lâm | TNU Journal of Science and Technology

MÔ PHỎNG VÀ ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ THUẬT TOÁN PHÂN BỐ VỊ TRÍ CỦA CHUỖI CHỨC NĂNG MẠNG ẢO HOÁ TRONG MÔ HÌNH ĐIỆN TOÁN BIÊN

Thông tin bài báo

Ngày nhận bài: 12/10/21                Ngày hoàn thiện: 29/11/21                Ngày đăng: 30/11/21

Các tác giả

1. Đinh Xuân Lâm Email to author, Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông – ĐH Thái Nguyên
2. Dương Thúy Hường, Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông – ĐH Thái Nguyên

Tóm tắt


Sự xuất hiện của mô hình NFV đã trở thành một giải pháp tiềm năng đối phó với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của lưu lượng Internet toàn cầu trong những thập kỷ qua. Ở đó, các thiết bị mạng được chuyển đổi thành chức năng mạng ảo (VNF) chạy trên một máy chủ tiêu chuẩn. Ngoài ra, một chuỗi chức năng mạng dựa trên phần cứng được thay thế bằng một chuỗi VNF, được gọi là chuỗi chức năng dịch vụ (SFC). Lợi ích của SFC là giảm độ phức tạp khi triển khai các dịch vụ mạng không đồng nhất. Trong bài báo này, tác giả đã nghiên cứu và xây dựng bốn thuật toán nhằm sắp xếp và đặt SFC một cách hiệu quả trong các máy chủ nhằm đến việc giảm thiểu thời gian đáp ứng dịch vụ và sử dụng tài nguyên. Ở đây, các thuật toán truyền thống được so sánh với một mô hình tính toán tối ưu dựa trên quy hoạch tuyến tính số nguyên. Tác giả đánh giá và so sánh các chiến lược phân bố vị trí này trong một chương trình mô phỏng. Kết quả cho thấy, các giải pháp tối ưu tạo ra thời gian đáp ứng dịch vụ thấp nhất và sử dụng máy chủ ít nhất trong tất cả các kịch bản mô phỏng. Mặt khác, các thuật toán truyền thống cũng có thể chấp nhận được bằng các quy tắc phân bổ dựa trên thuật toán sắp xếp đơn giản.

 


Từ khóa


Mạng ảo hóa; Chuỗi chức năng; Thuật toán phân bố vị trí; Tối ưu hóa; Điện toán biên

Toàn văn:

PDF

Tài liệu tham khảo


[1] J. Halpern and C. Pignataro, Service function chaining (SFC) architecture, RFC, Tech. Rep. 7665, Oct. 2015.

[2] W. John, K. Pentikousis, G. Agapiou, E. Jacob, M. Kind, A. Manzalini, F. Risso, D. Staessens, R. Steinert, and C. Meirosu, “Research directions in network service chaining,” in SDN for Future Networks and Services (SDN4FNS), Trento, Italy: IEEE, Nov 2013.

[3] M. Chios, D. Clarke, P. Willis, A. Reid, J. Feger, M. Bugenhagen, W. Khan, M. Fargano, C. Cui, and H. Deng, “Network functions virtualisation: An introduction, benefits, enablers, challenges and call for action,” In SDN and OpenFlow World Congress, Darmstadt-Germany, October 22-24, 2012.

[4] R. Mijumbi, J. Serrat, J. Gorricho, N. Bouten, F. D. Turck, and R. Boutaba, “Network function virtualization: State-of-the-art and research challenges,” IEEE Communications Surveys & Tutorials, vol. 18, no. 1, pp. 236 - 262, 2015.

[5] B. Han, V. Gopalakrishnan, L. Ji, and S. Lee, “Network function virtualization: Challenges and opportunities for innovations,” IEEE Communications Magazine, vol. 53, no. 2, pp. 90 - 97, 2015.

[6] E. Masanet, A. Shehabi, J. Liang, L. Ramakrishnan, X. Ma, V. Hendrix, B. Walker, and P. Mantha, The energy efficiency potential of cloud-based software: A us case study, Technical Report, Ernest Orlando Lawrence Berkeley National Laboratory (LBNL), Berkeley, CA (United States), 2013.

[7] I. Chih-Lin, J. Huang, R. Duan, C. Cui, J. X. Jiang, and L. Li, “Recent progress on c-ran centralization and cloudification,” IEEE Access, vol. 2, pp. 1030-1039, 2014.

[8] D. Bhamare, R. Jain, M. Samaka, and A. Erbad, “A survey on service function chaining,” Journal of Network and Computer Applications, vol. 75, pp. 138-155, 2016.

[9] N. Huin, A. Tomassilli, F. Giroire, and B. Jaumard, “Energy-efficient service function chain provisioning,” Journal of Optical Communications and Networking, vol. 10, no. 3, pp. 114-124, 2018.

[10] M. Seufert, B. K. Kwam, F. Wamser, and P. Tran-Gia, “EdgeNetworkCloudsim: Placement of service chains in edge clouds using networkcloudsim,” In IEEE Conference on Network Softwarization (NetSoft 2017), IEEE, Bologna, Italy, Jul. 2017, pp. 1-6.

[11] W. Shi, J. Cao, Q. Zhang, Y. Li, and L. Xu, “Edge computing: Vision and challenges,” IEEE Internet of things journal, vol. 3, no. 5, pp. 637-646, 2016.

[12] M. Seufert, S. Egger, M. Slanina, T. Zinner, T. Hoßfeld, and P. Tran-Gia, “A survey on quality of experience of HTTP adaptive streaming,” IEEE Communications Surveys & Tutorials, vol. 17, no. 1, pp. 469-492, 2014.




DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.5142

Các bài báo tham chiếu

  • Hiện tại không có bài báo tham chiếu
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên
Phòng 408, 409 - Tòa nhà Điều hành - Đại học Thái Nguyên
Phường Tân Thịnh - Thành phố Thái Nguyên
Điện thoại: 0208 3840 288 - E-mail: jst@tnu.edu.vn
Phát triển trên nền tảng Open Journal Systems
©2018 All Rights Reserved