ĐÁNH GIÁ SỰ ĐA HÌNH ADN CỦA MỘT SỐ DÒNG LÚA CÓ NGUỒN GỐC TỪ MÔ SẸO CHỊU MẶN | Tâm | TNU Journal of Science and Technology

ĐÁNH GIÁ SỰ ĐA HÌNH ADN CỦA MỘT SỐ DÒNG LÚA CÓ NGUỒN GỐC TỪ MÔ SẸO CHỊU MẶN

Thông tin bài báo

Ngày nhận bài: 14/01/22                Ngày hoàn thiện: 08/04/22                Ngày đăng: 13/04/22

Các tác giả

1. Nguyễn Thị Tâm Email to author, Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên
2. Nguyễn Mạnh Quỳnh, Trường Trung học phổ thông Chuyên Thái Nguyên

Tóm tắt


Qua theo dõi đặc điểm nông học, phân tích hóa sinh và đánh giá khả năng chịu mặn ở giai đoạn hạt nảy mầm, giai đoạn mạ 3 lá, chúng tôi đã chọn được 5 dòng lúa có nguồn gốc từ mô sẹo chịu mặn NaCl 0,1M giống CR203. Đây là các dòng có đặc điểm nông học sai khác và vượt trội so với giống gốc; đặc biệt là các chỉ tiêu về năng suất như chiều dài bông, số hạt chắc/bông, kích thước hạt..., có thời gian sinh trưởng ngắn hơn giống gốc. Những dòng này được sử dụng để phân tích đặc điểm hệ gen bằng kỹ thuật RAPD. Kết quả phân tích đa dạng di truyền của 6 mẫu lúa bằng chỉ thị RAPD với 10 mồi ngẫu nhiên cho thấy cả 10 mồi đều cho đa hình các phân đoạn ADN được nhân bản. Đã có sự sai khác di truyền giữa các dòng chọn lọc với giống gốc CR203. Tỷ lệ sai khác di truyền từ 0,2406 đến 0,4051. So sánh hệ số sai khác di truyền giữa các dòng cho thấy mức chênh lệch lớn nhất ở R3.CR3 với R3.CR14 là 0,4051. Khoảng cách di truyền giữa các dòng chọn lọc và giống gốc từ 0,2785 đến 0,3165.

Từ khóa


Lúa; Chỉ thị RAPD; Dòng chọn lọc; Đa hình; NaCl

Toàn văn:

PDF

Tài liệu tham khảo


[1] J. G. William, A. R. Kubelik, K. J. Levark, J. A.Rafalski, and S.V. Tingey, “DNA polymorphisms amplified by arbitray primer are useful as gennetic markers,” Nucleic Acids Res, vol. 18, no. 22, pp. 6531-6525, 1990, doi: 10.1093/nar/18.22.6531.

[2] A. Babaei, G. Ali Nematzadeh, and H. Hashemi, “Molecular RAPD Markers Analysis of Sange-tarom and Taromhashemi Cultivars (Oryza sativa L.) in M2 Population,” Annals of Biological Research, vol. 2, no. 4, pp. 24-30, 2011.

[3] N. Kanawapee, J. Sanitchon, P. Srihaban, and P. Theerakulpisut, “Genetic diversity analysis of rice cultivars (Oryza sativa L.) differing in salinity tolerance based on RAPD and SSR markers,” Electronic Journal Biotechnology, vol. 14, no. 6, pp. 1-17, 2011, doi: 10.2225/vol14-issue6-fulltext-4.

[4] J. Rajani, V. Deepu, G. M. Nair, and A. J. Nair, “Random Amplified Polymorphic DNA (RAPD) markers,” International Food Research Journal, vol. 20, no. 2, pp. 919-923, 2013.

[5] M. A. Ahmad, R. Gaur, and M. Gupta, “Comparative biochemical and RAPD analysis in two varieties of rice (Oryza sativa) under arsenic stress by using various biomarkers,” Journal of Hazardous Materials, vol. 217, pp. 141-148, 2012, doi: 10.1016/j.jhazmat.2012.03.005.

[6] H. Bansal, R. Kumar, V. Vivek, and S. Sanjay, “Analysis of diversity in rice (Oryza sativa L.) using random amplified polymorphic DNA (RAPD) and simple sequence repeats (SSR) markers,” African Journal of Biotechnology, vol. 12, no. 35, pp. 5404-5412, 2016, doi: 10.5897/AJB12.2641.

[7] N. M. Zakiyah, T. Handoyo, and K. -M. Kim, “Genetic Diversity Analysis of Indonesian Aromatic Rice Varieties (Oryza sativa L.) Using RAPD,” Journal of Science and Biotechnology, vol. 22, no. 1, pp. 55-63, 2019, doi: 10.1007/s12892-018-0271-0.

[8] M. Shawon, I. Tahmina, R. H. Sarker, and H. M. Imdadul, “RAPD Profile Analysis of Single and Multigrain Aman Rice (Oryza sativa L.) Varieties Available in Bangladesh,” Plant Tissue Culture & Biotechnology, vol. 27, no. 2, pp. 195‐205, 2017, doi: 10.3329/ptcb.v27i2.35025.

[9] M. R. Foolad, A. Siva, and L. R. Rodrigues, Application of polymerase chain reaction (PCR) to plant genome analysis. In: Tissue and organ cuture, Fundamental mothod, Springer Verlag, Berlin, Heidelberg, 1995, pp. 281-298.




DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.5456

Các bài báo tham chiếu

  • Hiện tại không có bài báo tham chiếu
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên
Phòng 408, 409 - Tòa nhà Điều hành - Đại học Thái Nguyên
Phường Tân Thịnh - Thành phố Thái Nguyên
Điện thoại: 0208 3840 288 - E-mail: jst@tnu.edu.vn
Phát triển trên nền tảng Open Journal Systems
©2018 All Rights Reserved