NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG DỊCH CHIẾT TỪ LÁ TRÚC ĐÀO (NERIUM OLEANDER) TRONG BẢO QUẢN GỖ THÔNG (PINUS LATTERI) | Tuyên | TNU Journal of Science and Technology

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG DỊCH CHIẾT TỪ LÁ TRÚC ĐÀO (NERIUM OLEANDER) TRONG BẢO QUẢN GỖ THÔNG (PINUS LATTERI)

Thông tin bài báo

Ngày đăng: 27/04/18

Các tác giả

1. Nguyễn Thị Tuyên Email to author, Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên
2. Nguyễn Việt Hưng, Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên

Tóm tắt


Việc sử dụng các chế phẩm bảo quản gỗ có nguồn gốc từ hoá học trong những năm gần đây được sử dụng khá phổ biến và hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng các chế phẩm hoá học đó đều có ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và môi trường sống. Do vậy, việc tìm hiểu và nghiên cứu sử dụng các chế phẩm có nguồn gốc sinh học phục vụ trong công tác bảo quản gỗ là rất cần thiết và ý nghĩa trong thực tiễn. Kết quả nghiên cứu sử dụng dịch chiết lá Trúc đào trong bảo quản gỗ Thông cho thấy nồng độ dịch chiết tăng thì mức độ xâm nhập của nấm, mối giảm. Đối với nấm: Ở tất cả các công thức dịch chiết từ lá Trúc đào (Nerium oleander) đều không có nấm phát triển khi quét gỗ với dịch triết này. Đối với mối: Dung dịch chế phẩm bảo quản ở nồng độ 50% có khả năng phòng trừ mối cao hơn so với các mẫu gỗ được quét từ dung dịch chế phẩm ở các công thức có nồng độ thấp hơn.


Từ khóa


Bảo quản, dịch chiết, gỗ, lá Trúc đào, chế phẩm sinh học

Toàn văn:

PDF

Các bài báo tham chiếu

  • Hiện tại không có bài báo tham chiếu
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên
Phòng 408, 409 - Tòa nhà Điều hành - Đại học Thái Nguyên
Phường Tân Thịnh - Thành phố Thái Nguyên
Điện thoại: 0208 3840 288 - E-mail: jst@tnu.edu.vn
Phát triển trên nền tảng Open Journal Systems
©2018 All Rights Reserved