VIỆC TIẾP CẬN CÁC KHÍA CẠNH VĂN HÓA CỦA GIÁO VIÊN TRONG GIỜ HỌC TIẾNG ANH TẠI TRƯỜNG THPT CHUYÊN HẠ LONG | Mai | TNU Journal of Science and Technology

VIỆC TIẾP CẬN CÁC KHÍA CẠNH VĂN HÓA CỦA GIÁO VIÊN TRONG GIỜ HỌC TIẾNG ANH TẠI TRƯỜNG THPT CHUYÊN HẠ LONG

Thông tin bài báo

Ngày nhận bài: 24/03/22                Ngày hoàn thiện: 25/04/22                Ngày đăng: 25/04/22

Các tác giả

1. Phạm Thị Tuyết Mai Email to author, Trường Quốc tế - ĐH Quốc gia Hà Nội
2. Lê Thị Nga, Trường THPT Chuyên Hạ Long

Tóm tắt


Nội dung liên văn hóa đã và đang được quan tâm trong dạy và học tiếng Anh ở Việt Nam hiện nay và được lồng ghép vào sách giáo khoa tiếng Anh phổ thông. Với mục đích tìm hiểu việc giáo viên đưa văn hóa vào giảng dạy, nghiên cứu này sử dụng phương pháp dân tộc học bao gồm quan sát lớp học và phỏng vấn sau quan sát với các giáo viên và học sinh trường THPT chuyên Hạ Long. Kết quả cho thấy việc giảng dạy văn hóa hiện được tích hợp chặt chẽ với năng lực ngôn ngữ trong chương trình giảng dạy. Các giáo viên khai thác các hình thức học tập liên văn hóa khác nhau để cung cấp cho học sinh kiến thức liên văn hóa, trong đó hoạt động học tập dựa trên dự án, thảo luận về sự khác biệt văn hóa và đóng vai được ưu tiên hơn cả. Đáng chú ý, hầu hết các hình thức này đều dựa trên đầu vào có sẵn trong sách giáo khoa tiếng Anh. Trong thực hành giảng dạy văn hóa, các yếu tố cản trở cả học sinh và giáo viên đạt được việc tiếp thu văn hóa của họ cũng được giải thích, trong đó lý do chính là hạn chế về thời gian. Tóm lại, nghiên cứu được kỳ vọng sẽ nâng cao nhận thức của giáo viên ngôn ngữ về các thành phần văn hóa trong việc dạy và học tiếng Anh cung cấp một số khuyến nghị giúp giáo viên có thể giải quyết các nội dung văn hóa trong lớp học của họ một cách hiệu quả hơn.

Từ khóa


Văn hóa; Giảng dạy văn hóa; Nội dung liên văn hóa; Năng lực liên văn hóa; Năng lực giao tiếp liên văn hóa

Toàn văn:

PDF (English)

Tài liệu tham khảo


[1] T. Q. Tran and H. V. Dang, “Culture Teaching in English Language Teaching: Teachers' Beliefs and Their Classroom Practices,” Korea TESOL Journal, vol. 11, no. 1, pp. 207-223, 2014.

[2] E. Larzén-Östermark, “The intercultural dimension in EFL-teaching: A study of conceptions among Finland-Swedish comprehensive school teachers,” Scandinavian Journal of Educational Research, vol. 52, no. 5, pp. 527-547, 2008, doi: 10.1080/00313830802346405.

[3] H. V. Van, “Renovation in curriculum design and textbook development: an effective solution to improving the quality of English teaching in Vietnamese schools in the context of integration and globalization,” VNU Journal of Science: Education Research, vol. 32, no. 4, pp. 1-20, 2016.

[4] J. Wang, “Culture Differences and English Teaching,” English Language Teaching, vol. 4, no. 2, pp. 223-230, 2011.

[5] R. Wandel, “Teaching India in the EFL-classroom: A cultural or an intercultural approach? In M. Byram & P. Grundy (Eds.),” Context and culture in language teaching and learning, Tonawanda, NY: Multilingual Matters, pp. 72-80, 2003.

[6] B. Cullen, Practical Techniques for Teaching Culture in the EFL Classroom. Nagoya, Japan: Nagoya Institute of Technology, 2010.

[7] J. Frank, Raising Cultural Awareness in the English Language Classroom. Paper presented at the English teaching forum, 2013.

[8] G. B. Palmer and F. Sharifian, “Applied cultural linguistics: An emerging paradigm,” Applied cultural linguistics: Implications for second language learning and intercultural communication, pp. 1-14, 2007.

[9] Sercu et al., “Foreign language teachers and the implementation of intercultural education: A comparative investigation of the professional self-concepts and teaching practices of Belgian teachers of English, French and German,” European Journal of Teacher Education, vol. 28, no. 1, pp. 87-105, 2005, doi: 10.1080/02619760500040389.




DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.5754

Các bài báo tham chiếu

  • Hiện tại không có bài báo tham chiếu
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên
Phòng 408, 409 - Tòa nhà Điều hành - Đại học Thái Nguyên
Phường Tân Thịnh - Thành phố Thái Nguyên
Điện thoại: 0208 3840 288 - E-mail: jst@tnu.edu.vn
Phát triển trên nền tảng Open Journal Systems
©2018 All Rights Reserved