KHẢO SÁT TÁC ĐỘNG GIẢM ĐAU, KHÁNG VIÊM CỦA CAO CHIẾT NƯỚC LÁ CÂY LÁ ĐẮNG (VERNONIA AMYGDALINA DEL., ASTERACEAE) | Nhung | TNU Journal of Science and Technology

KHẢO SÁT TÁC ĐỘNG GIẢM ĐAU, KHÁNG VIÊM CỦA CAO CHIẾT NƯỚC LÁ CÂY LÁ ĐẮNG (VERNONIA AMYGDALINA DEL., ASTERACEAE)

Thông tin bài báo

Ngày nhận bài: 06/06/22                Ngày hoàn thiện: 16/09/22                Ngày đăng: 16/09/22

Các tác giả

1. Trương Thị Hồng Nhung, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
2. Bùi Sơn Nam, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
3. Trần Ngọc Đăng Khoa, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
4. Nguyễn Thị Bạch Tuyết, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
5. Hoàng Thị Phương Liên Email to author, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

Tóm tắt


Nghiên cứu khảo sát tác động giảm đau và kháng viêm của cao chiết nước lá cây Lá đắng (Vernonia amygdalina Del., Asteraceae) trên chuột nhắt trắng Swiss albino. Tác động giảm đau của cao chiết được khảo sát trên mô hình gây đau quặn bằng acid acetic. Tác động kháng viêm được thực hiện trên mô hình gây viêm bàn chân chuột bằng carrageenan. Cao Lá đắng được sử dụng đường uống ở liều 250 mg/kg và 500 mg/kg thể trọng. Hiệu quả giảm đau, kháng viêm giữa các lô uống cao Lá đắng được đánh giá so sánh với lô uống nước cất và lô uống diclofenac 5 mg/kg. Ở mô hình gây đau quặn bằng acid acetic, cao chiết thể hiện tác dụng giảm đau, tỷ lệ ức chế số lần đau ở liều 250 mg/kg và 500 mg/kg lần lượt là 47,26% và 50,06%, so với lô đối chứng sử dụng diclofenac là 52,86% (p < 0,05). Ở thử nghiệm kháng viêm, cao chiết thể hiện khả năng làm giảm độ phù chân chuột rõ rệt ở cả liều 250 mg/kg và 500 mg/kg. Như vậy, cao chiết nước từ lá cây Lá đắng liều 250 mg/kg và liều 500 mg/kg có tác động giảm đau và kháng viêm.


Từ khóa


Lá đắng; Giảm đau; Kháng viêm; Acid acetic; Carrageenan

Toàn văn:

PDF

Tài liệu tham khảo


[1] V. Das et al, Progress in molecular biology and translational science, Academic Press, vol. 131, pp. 1-31, 2015.

[2] M. S. A. Khan et al, New look to phytomedicine: Advancements in herbal products as novel drug leads, Academic Press, 1st edition, Chapter 1 - Herbal medicine: Current trends and future prospects, 2019, pp. 3-13.

[3] T. H. H. Nguyen, T. H. Doan, and T. H. Tran, “Antidiabetic effect of ethanolic leaf extract of Vernonia amygdalina Del. in mice,” TNU Journal of Science and Technology, vol. 225, no. 1, pp. 144-149, 2020.

[4] O. A. Adaramoye, O. Akintayo, J. Achem, and M. A. Fafunso, "Lipid-lowering effects of methanolic extract of Vernonia amygdalina leaves in rats fed on high cholesterol diet," Vascular health and risk management, vol. 4, no. 1, p. 235, 2008.

[5] A. A. Adedapo, O. J. Aremu, and A. A. Oyagbemi, “Anti-oxidant, anti-inflammatory and antinociceptive properties of the acetone leaf extract of Vernonia amygdalina in some laboratory animals,” Advanced pharmaceutical bulletin, vol. 4, no. 2, pp. 591-598, 2014.

[6] D.-B. Asante, I. T. Henneh, D. O. Acheampong et al., "Anti-inflammatory, anti-nociceptive and antipyretic activity of young and old leaves of Vernonia amygdalina," Biomedicine & Pharmacotherapy, vol. 111, pp. 1187-1203, 2019.

[7] T. Bihonegn, M. Giday, G. Yimer et al., "Antimalarial activity of hydromethanolic extract and its solvent fractions of Vernonia amygdalina leaves in mice infected with Plasmodium berghei," SAGE open medicine, vol. 7, pp. 1-10, 2019.

[8] K. WeiOng, A. Hsu, L. Song et al., "Polyphenols-rich Vernonia amygdalina shows anti-diabetic effects in streptozotocin-induced diabetic rats," Journal of ethnopharmacology, vol. 133, no. 2, pp. 598-607, 2011.

[9] L. M. C. Tran and T. P. L. Hoang, "Study on acute oral toxicity and anti-hyperlipidemic effect of leaf extracts of Vernonia amygdalina del., Asteraceae," TNU Journal of Science and Technology, vol. 226, no. 10, pp. 71-75, 2021.

[10] A. B. Nair and S. Jacob, “A simple practice guide for dose conversion between animals and human,” Journal of basic and clinical pharmacy, vol. 7, no. 2, pp. 27-31, 2016.

[11] M. Serafini, I. Peluso, and A. Raguzzini, “Flavonoids as anti-inflammatory agents,” Proc. Nutr. Soc., vol. 69, no. 3, pp. 273-278, 2010.

[12] M. Dégbé et al., “Extracts of Tectona grandis and Vernonia amygdalina have anti-Toxoplasma and pro-inflammatory properties in vitro,” Parasite, vol. 25, no. 11, pp.1-8, 2018.

[13] C. E. Lamien, I. P. Guissou, and O. G. Nacoulma, “Anti-inflammatory, analgesie and antipyretic activities of Dicliptera verticillata,Int. J. Pharmacol, vol. 2, pp. 435-438, 2006.

[14] P. Arulselvan et al., "Role of Antioxidants and Natural Products in Inflammation," Oxidative Medicine and Cellular Longevity, vol. 1, pp. 1- 5, 2016.

[15] T. N. A. Pham, N. K. C. Tran, V. V. Doan, and V. C. Ngo, “Studies on the analgesic and anti-anflammatory effects of Vernonia Amygdalina Del. in Swiss albino mice,” Journal of science of Lac Hong university, vol. 9, pp. 024-028, 2020.




DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.6125

Các bài báo tham chiếu

  • Hiện tại không có bài báo tham chiếu
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên
Phòng 408, 409 - Tòa nhà Điều hành - Đại học Thái Nguyên
Phường Tân Thịnh - Thành phố Thái Nguyên
Điện thoại: 0208 3840 288 - E-mail: jst@tnu.edu.vn
Phát triển trên nền tảng Open Journal Systems
©2018 All Rights Reserved