NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH THUỐC VÀ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH THỐI NHŨN TRÁI MÍT CHO TỈNH HẬU GIANG | Đức | TNU Journal of Science and Technology

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH THUỐC VÀ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH THỐI NHŨN TRÁI MÍT CHO TỈNH HẬU GIANG

Thông tin bài báo

Ngày nhận bài: 19/10/22                Ngày hoàn thiện: 07/12/22                Ngày đăng: 20/12/22

Các tác giả

1. Nguyễn Thành Đức Email to author, Viện Di truyền Nông nghiệp - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
2. Nguyễn Duy Phương, Viện Di truyền Nông nghiệp - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
3. Nguyễn Thanh Hà, Viện Di truyền Nông nghiệp - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
4. Nguyễn Hữu Kiên, Viện Di truyền Nông nghiệp - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
5. Trần Hồng Đức, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Châu Thành
6. Phạm Hồng Hiển, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
7. Nguyễn Văn Giang, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
8. Trần Văn Chí, Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên
9. Mai Đức Chung, Viện Di truyền Nông nghiệp - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

Tóm tắt


Mít (Artocarpus heterophyllus) là loại cây ăn trái ít kén đất, dễ trồng. Diện tích trồng mít tại Việt Nam ngày càng mở rộng. Hiện nay do quy trình canh tác, bảo vệ thực vật chưa đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật nên diện tích cây mít xuất hiện nhiều bệnh, phổ biến như bệnh xơ đen, nứt thân xì mủ và thối nhũn trái mít v.v… Bệnh thối nhũn trái mít được xác định do vi khuẩn Dickeya dandatii gây ra, xuất hiện mạnh trong mùa mưa tại tỉnh Hậu Giang và một số vùng trồng mít tại đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu này đã xác định, kháng sinh StreptomycinTetracyclin thể hiện khả năng ức chế vi khuẩn Dickeya dandatii ở nồng độ tương ứng là 50 mg/mL và 10 mg/mL. Kết quả thử nghiệm một số loại thuốc bảo vệ thực vật trong điều kiện phòng thí nghiệm chỉ ra rằng, thuốc Oxycin 100WP (Streptomycin 50g/kg + OxyTetracyclin 50g/kg), Poner 40TB (Streptomycin sunfat 40%) hay Kasumin 2SL (Kasugamycin: 2% w/w) lần lượt cho vòng vô khuẩn trên đĩa thạch tương ứng là 15,3 ± 0,03 mm, 16,3 ± 0,03 mm, 14,7 ± 0,03 mm. Từ các kết quả nghiên cứu, giải pháp tổng hợp trong phòng trị bệnh thối nhũn trái mít đã được đưa ra để phục vụ công tác kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.


Từ khóa


Bệnh thối nhũn; Cây mít; Dickeya dandatii; Hậu Giang; Phòng trừ bệnh

Toàn văn:

PDF

Tài liệu tham khảo


[1] K. Nguyen, "Jackfruit a high value crop toward to income threaten,” 2022. [Online]. Available: https://danviet.vn/mit-thai-tu-cay-hai-ra-tien-den-noi-lo-ganh-no-20220116181957202.html. [Accessed Aug. 16, 2022].

[2] N. Haq, Jackfruit: Artocarpus heterophyllus. Southampton Centre for Underutilised Crops, Southampton, 2006.

[3] E. Soepadmo, "Artocarpus heterophyllus Lam,” In: Verheij EWM, Coronel RE (eds), Plant resources of South East Asia 2. Edible fruits and nuts. PROSEA, Bogor, 1992.

[4] A. K. Roy, "Perpetuation of Rhizopus artocarpi - the incitant of Rhizopus fruit rot of jack fruit (Artocarpus heterophyllus) Indian,” Phytopathology, vol. 36, pp. 344-345, 1983.

[5] A. Soleimani-Delfan, Z. Etemadifar, G. Emtiazi, and M. Bouzari, "Isolation of Dickeya dadantii strains from potato disease and biocontrol by their bacteriophages,” Braz J Microbiol., vol. 46, no. 3, pp. 791-797, 2015, doi: 10.1590/S1517-838246320140498.

[6] Q. Liu, W. Xiao, Z. Wu, S. Li, Y. Yuan, and H. Li, "Identification of Dickeya Dadantii As a Causal Agent of Banana Bacterial Sheath Rot In China,” Journal of plant pathology, vol. 98, no. 3, pp. 503-510, 2016, doi: 10.4454/JPP.V98I3.024.

[7] I. K. Toth, J. M. van der Wolf, G. Saddler, E. Lojkowska, V. Hélias, M. Pirhonen, L. Tsror (Lahkim), and J. G. Elphinstone, "Dickeya species: an emerging problem for potato production in Europe,” Plant Pathology, vol. 60, pp. 385-399, 2011, doi: 10.1111/j.1365-3059.2011.02427.x.

[8] Š. Alič, T. Naglič, M. Tušek-Žnidarič, M. Peterka, M. Ravnikar, and T. Dreo, "Putative new species of the genus Dickeya as major soft rot pathogens in Phalaenopsis orchid production,” Plant Pathol, vol. 66, pp. 1357-1368, 2017, doi: 10.1111/ppa.12677.

[9] B. Ma, M. E. Hibbing, K. Hye-Sook, R. M. Reedy, I. Yedidia, J. Breuer, J. Breuer, J. D. Glasner, N. T. Perna, A. Kelman, and A. Charkowski, "Host range and molecular phylogenies of the soft rot enterobacterial genera Pectobacterium and Dickeya,” Phytopathology, vol. 97, no. 9, pp. 1150-1163, 2007.

[10] A. Charkowski, C. Blanco, G. Condemine, D. Expert, T. Franza, and C. Hayes, "The role of secretion systems and small molecules in soft-rot Enterobacteriaceae pathogenicity,” Annual Review of Phytopathology, vol. 50, no. 1, pp. 425-449, 2012.

[11] E. A. Tendencia, "Disk diffusion method,” In Laboratory manual of standardized methods for antimicrobial sensitivity tests for bacteria isolated from aquatic animals and environment. Tigbauan, Iloilo, Philippines: Aquaculture Department, Southeast Asian Fisheries Development Center, 2004, pp. 13-29.




DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.6716

Các bài báo tham chiếu

  • Hiện tại không có bài báo tham chiếu
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên
Phòng 408, 409 - Tòa nhà Điều hành - Đại học Thái Nguyên
Phường Tân Thịnh - Thành phố Thái Nguyên
Điện thoại: 0208 3840 288 - E-mail: jst@tnu.edu.vn
Phát triển trên nền tảng Open Journal Systems
©2018 All Rights Reserved