GIÁO DỤC TIẾNG VIỆT CHO TRẺ MẦM NON NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở KHU VỰC TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM | Loan | TNU Journal of Science and Technology

GIÁO DỤC TIẾNG VIỆT CHO TRẺ MẦM NON NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở KHU VỰC TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM

Thông tin bài báo

Ngày nhận bài: 02/11/22                Ngày hoàn thiện: 06/12/22                Ngày đăng: 06/12/22

Các tác giả

1. Nguyễn Thị Quế Loan Email to author, Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên
2. Cao Thị Thu Hoài, Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên

Tóm tắt


Nghiên cứu này sử dụng phương pháp điều tra bảng hỏi, thống kê và định tính để tìm hiểu về đặc điểm, vai trò của ngôn ngữ và các biện pháp giáo dục nhằm nâng cao sự hiểu biết và khả năng sử dụng ngôn ngữ thứ hai (tiếng Việt) cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số ở khu vực trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự khác biệt về điều kiện sống, kinh tế và văn hoá đã dẫn tới đặc điểm riêng trong ngôn ngữ của trẻ mầm non người dân tộc thiểu số như: Vốn từ thuộc ngôn ngữ thứ nhất (tiếng mẹ đẻ) của trẻ phát triển nhanh hơn vốn từ tiếng Việt; một số tộc người sống ở vùng sâu vùng xa, điều kiện sống tách biệt nên trẻ chỉ có kinh nghiệm ngôn ngữ mẹ đẻ. Dựa trên số liệu thu thập được từ phiếu điều tra, các tác giả đưa ra 3 nhóm giải pháp: (i) Xây dựng môi trường giáo dục ngôn ngữ; (ii) tác động đến từng cá nhân trẻ; (iii) phối hợp với gia đình, cộng đồng trong giáo dục ngôn ngữ cho trẻ. Các nhóm giải pháp này nếu được thực hiện đồng bộ sẽ có hiệu quả tích cực đến khả năng sử dụng tiếng Việt cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số ở khu vực trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam.

Từ khóa


Giáo dục ngôn ngữ; Trẻ mầm non; Dân tộc thiểu số; Tiếng Việt; Trung du và miền núi phía Bắc

Toàn văn:

PDF

Tài liệu tham khảo


[1] Q. T. Le, “Regarding the national language,” Journal of Language Magazine, vol. 1, pp. 30-35, 2000.

[2] T. Q. L. Nguyen and H. H. Tran, Outline of Vietnam's Ethnic Groups. Thai Nguyen: Thai Nguyen University Publishing House, 2020.

[3] T. T. Doi, Status of language education in mountainous ethnic minority areas in some provinces in Vietnam. Ha Noi: Ethnic Culture Publishing House, 1999.

[4] T. Q. L. Nguyen, “San Diu's cultural change in Thai Nguyen,” in International Conference Globalisation, Modernity and Urban Change, Ha Noi, 2015.

[5] F. G. (Ed.), Educating Second Language Children: The Whole Child, the Whole Curriculum, The Whole Community. New York: Cambridge University Press, 1994.

[6] L. Cameron, Teaching languages to young learners. Cambridge: Cambridge University Press, 2001.

[7] T. Q. L. Nguyen and T. T. Hoang, “The universalizing preschool education for 5-year-old children in thai nguyen province (2010-2020),” Scientific Journal of Tan Trao University, vol. 7, no. 23, pp. 15-22, 2021.

[8] D. H. Dinh and T. V. Nong, “Situation of management of child care and nurturing activities in kindergartens in Xin Man district, Ha Giang province,” Journal of Educational Equipment, vol. 225, pp. 45-50, 2020.

[9] T. Q. L. Nguyen and T. T. Hoang, “Forming basic mathematical symbols for preschool children in ethnic minority areas,” Journal of Educational Equipment, vol. 254, pp. 104-106, 2022.

[10] GSO and the Government’s Committee for Ethnic Minority Affairs, Socio-economic situation of 53 ethnic minorities groups surveyed, Ha Noi, 2019.




DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.6854

Các bài báo tham chiếu

  • Hiện tại không có bài báo tham chiếu
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên
Phòng 408, 409 - Tòa nhà Điều hành - Đại học Thái Nguyên
Phường Tân Thịnh - Thành phố Thái Nguyên
Điện thoại: 0208 3840 288 - E-mail: jst@tnu.edu.vn
Phát triển trên nền tảng Open Journal Systems
©2018 All Rights Reserved