THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA TINH DẦU CÂY HÚNG QUẾ (OCIMUM BASILICUM L.) Ở THÁI NGUYÊN | Huế | TNU Journal of Science and Technology

THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA TINH DẦU CÂY HÚNG QUẾ (OCIMUM BASILICUM L.) Ở THÁI NGUYÊN

Thông tin bài báo

Ngày nhận bài: 03/02/23                Ngày hoàn thiện: 23/05/23                Ngày đăng: 24/05/23

Các tác giả

1. Phạm Thanh Huế Email to author, Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên
2. Vũ Thị Thu Lê, Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên
3. Vũ Thành Đạt, Viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên – Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam

Tóm tắt


Tinh dầu Húng quế (Ocimum basilicum L.) thu mẫu tại xã Huống Thượng, thành phố Thái Nguyên được chưng cất bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước có hồi lưu. Hàm lượng tinh dầu Húng quế đạt 0,56% (theo nguyên liệu khô không khí). Tinh dầu có mùi thơm nhẹ,  màu vàng nhạt, nhẹ hơn nước. Bằng phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC/MS) xác định được 24 cấu tử từ tinh dầu Húng quế, chiếm 99,42% tổng lượng tinh dầu. Những thành phần chính trong tinh dầu Húng quế gồm Estragole (89,91%), Methyl chavicol (2,25%), 1,8-Cineole (1,69%) và 3-Carene (0,99%). Tinh dầu Húng quế có khả năng ức chế ở mức trung bình vi khuẩn Escherichia coli và thể hiện ức chế mạnh gốc tự do DPPH.  Kết quả nghiên cứu tinh dầu Húng quế góp phần làm sáng tỏ hơn nữa về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của tinh dầu Húng quế ở Thái Nguyên, góp phần vào kho tàng dữ liệu tinh dầu ở Việt Nam.

Từ khóa


Tinh dầu; α -Estragole; 1,8-Cineole; 3-Carene; Thái Nguyên

Toàn văn:

PDF

Tài liệu tham khảo


[1] D. W. Al Abbasy, N. Pathare, J. N. Al-Sabahi, and S. A. Khan, “Chemical composition and antibacterial activity of essential oil isolated from Omani basil (Ocimum basilicum Linn.),” Asian Pacific Journal of Tropical Disease, vol. 5, no. 8, pp. 645-649, 2015.

[2] L. T. Do, Vietnamese Essential oil. Medicine Publishing House, Hanoi, 1985

[3] N. Helmy, A. EI-Soud, M. Deabes, L. A. EI-Kassem, and M. Khalil, “Chemical Composition and Antifungal Activity of Ocimum basilicum L.. Open Access,” Macedonian of Medical Sciences, vol. 3, no. 3, pp. 374-379, 2015.

[4] A. B. Falowo, F. E. Mukumbo, E. M. Idamokoro, A. J. Afolayan, and V. Muchenje, “Phytochemical Constituents and Antioxidant Activity of Sweet Basil (Ocimum basilicum L.) Essential Oil on Ground Beef from Boran and Nguni Cattle,” International Journal of Food Science, vol. 9, pp. 1-8, 2019.

[5] B. T. Nguyen, C. V. Vo, D. V. Vu, Q. V. Le, and T. D. Trinh, The families of flowering plants: Sea-leaf plants - volume 1. Science and Technology Publishing House, Hanoi, 1975.

[6] M. H. Shahrajabian, W. Sun, and Q. Cheng, “Chemical components and pharmacological benefits of Basil (Ocimum basilicum): a review,” International Journal of Food Properties?, vol. 23, no. 1, pp. 1961-1970, 2020.

[7] H. R. Nadeem, S. Akhatr, P. Sestili, T. Ismail, S. Neugart, M. Qamar, and T. Esatbeyoglu, “Toxicity, Antioxidant Activity, and Phytochemicals of Basil (Ocimum basilicum L.) Leaves Cultivated in Southern Punjab, Pakistan,” Foods?, vol. 11, no. 9, pp. 1-13, 2022.

[8] M. Rezzoug, B. Bakchiche, A. Gherib, A. Roberta, F. Guido, O. Kilinçarslan, R. Mammadov, and S. K. Bardaweel, “Chemical composition and bioactivity of essential oils and Ethanolic extracts of Ocimum basilicum L. and Thymus algeriensis Boiss. & Reut. from the Algerian Saharan Atlas,” BMC Complementary and Alternative Medicine, vol. 19, no. 1, 2019, Art. no. 146.

[10] R. C. Padalia, R. S. Verma, A. Chauhan, P. Goswami, V. R. Singh, S. K. Verma, M. P. Darokar, A. Kurmi, N. Singh, D. Saikia, and C. S. Chanotiya, “Essential Oils Composition and Antimicrobial Activity of Methyl cinnamate-Linalool Chemovariant of Ocimum basilicum L. from India,” Rec. Nat. Prod., vol. 11, no. 2, pp. 193-204, 2017.

[11] S. Rubab, S. Bahadur, U. Hanif, A. I. Durrani, A. Sadiqa, S. Shafique, U. Zafar, M. Shuaib, Z. Urooj, M. M. Nizamani, and S. Iqbal, “Phytochemical and antimicrobial investigation of methanolic extract/fraction of Ocimum basilicum L.,” Biocatalysis and Agricultural Biotechnology, vol. 31, no. 4, 2021.

[12] K. Poonkodi and S. Ravi “Chemical composition of the essential oil from basil (Ocimum basilicum Linn.) and its in vitro cytotoxicity against HeLa and HEp-2 human cancer cell lines and NIH 3T3 mouse embryonic fibroblasts,” Nat Prod Res, vol. 26, no. 12, pp. 112-1118, 2012.

[13] T. H. Tran, H. H. H. Nguyen, D. C. Nguyen, T. Q. Nguyen, H. Tan, L. T. H. Nhan, D. H. Nguyen, L. D. Tran, S. T. Do, and T. D. Nguyen, “Optimization of Microwave - Assisted Extraction of Essential Oil from Vietnamese Basil (Ocimum Basilicum L.) Using Response Surface Methodology,” Processes, vol. 6, no. 11, 2018, Art. no. 206.

[14] A.Q.T. Tran, T. B. T. Do, H. T. T. Vo, and A. V. T. Nguyen, “Actors affecting in the extraction process, Antioxidant and antibactic resistance of essential oil Basil (ocimum basilicum L.) in Thua Thien Hue,” Nationwide biotechnology conference, 2020, pp. 238-24.

[15] T. T. T. Vo and Q. N. T. Le, “Survey on chemical composition and antimicrobial activity of essential oil of basil (Ocimum basilicum L.) grown in Binh Dinh,” Journal of Science - Quy Nhon University, vol. 56, no. 3, pp.83-90, pp. 2020.

[16] R. P. Adams, Identification of essential oil components by gas chromatography/quadrupole mass spectroscopy. Allured Publishing Corporation, 2004.

[17] T. T. Q. Anh, D. T. B. Thuy, V. T. T. Hang, and N. T. V. Anh, “Influencing factors in the extraction process, antioxidant and antibacterial capacity of Cinnamon essential oil (Ocimum basilicum L.) in Thua Thien Hue,” Biochemistry and Protein Technology, National Biotechnology Conference 2020, 2020, pp. 238-243.




DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.7278

Các bài báo tham chiếu

  • Hiện tại không có bài báo tham chiếu
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên
Phòng 408, 409 - Tòa nhà Điều hành - Đại học Thái Nguyên
Phường Tân Thịnh - Thành phố Thái Nguyên
Điện thoại: 0208 3840 288 - E-mail: jst@tnu.edu.vn
Phát triển trên nền tảng Open Journal Systems
©2018 All Rights Reserved