ĐÁNH GIÁ SO SÁNH HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN VÀ KHÁNG NẤM CỦA CÁC DẠNG BÀO CHẾ ION KIM LOẠI | Oanh | TNU Journal of Science and Technology

ĐÁNH GIÁ SO SÁNH HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN VÀ KHÁNG NẤM CỦA CÁC DẠNG BÀO CHẾ ION KIM LOẠI

Thông tin bài báo

Ngày nhận bài: 15/02/23                Ngày hoàn thiện: 16/05/23                Ngày đăng: 16/05/23

Các tác giả

1. Nguyễn Thị Kiều Oanh Email to author, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
2. Nghiêm Thị Hà Liên, Viện Vật lý - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
3. Nguyễn Hà Nhung, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
4. Đặng Khánh Phương, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Tóm tắt


Tình trạng kháng thuốc kháng sinh là một tình trạng đáng báo động trên toàn thế giới trong những năm gần đây do các vi khuẩn siêu kháng thuốc xuất hiện ngày càng phổ biến và làm cho các bệnh truyển nhiễm trở nên khó điều trị hơn. Điều này đặt ra nhu cầu cấp thiết cần nghiên cứu và phát triển ra các thuốc kháng khuẩn - nấm đối phó với tình trạng kháng thuốc. Nghiên cứu của chúng tôi nhằm mục đích đánh giá khả năng của nano bạc (I) cũng như phức đồng (II) và phức kẽm (II) thế hệ mới ở dạng riêng biệt và kết hợp trong điều trị các bệnh nhiễm trùng. Khả năng của nano kim loại và phức kim loại trong việc tiêu diệt các vi khuẩn thường xuyên xuất hiện trên các vết thương như các vi khuẩn Gram âm (Klebsiella pneumonia ATCC 700603 và Pseudomonas aeruginosa ATCC 27853), vi khuẩn Gram dương (Staphylococcus aureus ATCC 29213), và nấm (Candida albicans ATCC 10231) được đánh giá bằng phương pháp vi pha loãng. Chúng tôi đã chỉ ra phần trăm ức chế vi sinh vật của các công thức bào chế ion kim loại và tính toán được nồng độ ức chế tối thiểu của các chế phẩm này. Kết quả khả quan của nghiên cứu này cho thấy rằng các dạng bào chế ion kim loại có thể được phát triển thành các sản phẩm chăm sóc vết thương ứng dụng trong trị liệu.

Từ khóa


Tác dụng kháng khuẩn; Tác dụng kháng nấm; Phức đồng (II); Nano bạc (I); Phức kẽm (II)

Toàn văn:

PDF (English)

Tài liệu tham khảo


[1] J. A. Lemire, J. J. Harrison, and R. J. Turner, “Antimicrobial activity of metals: mechanisms, molecular targets and applications,” Nature Reviews Microbiology, vol. 11, no. 6, pp. 371-384, 2013.

[2] K. J. Waldron and N. J. Robinson, “How do bacterial cells ensure that metalloproteins get the correct metal?,” Nature Reviews Microbiology, vol. 7, no. 1, pp. 25-35, 2009.

[3] A. Król, P. Pomastowski, K. Rafińska, V. Railean-Plugaru, and B. Buszewski, “Zinc oxide nanoparticles: Synthesis, antiseptic activity and toxicity mechanism,” Advances in Colloid and Interface Science, vol. 249, pp. 37-52, 2017.

[4] K. Singh, “Antibacterial Co(II), Ni(II), Cu (II) and Zn (II) Complexes of Schiff bases Derived from Fluorobenzaldehyde and Triazoles,” Journal of Enzyme Inhibition and Medicinal Chemistry, vol. 21, no. 5, pp. 557-562, 2006.

[5] A. Parra, M. Toro, R. Jacob, P. Navarrete, M. Troncoso, G. Figueroa, and A. Reyes-Jara, “Antimicrobial effect of copper surfaces on bacteria isolated from poultry meat,” Brazilian Journal of Microbiology, vol. 49, no. 1, pp. 113-118, 2018.

[6] T. N. Nguyen, Q. H. Do, T. T. D. Vu, T. T. Nguyen, D. T. Nguyen, T. B. N. Nguyen, T. T. H. Tran, T. K. O. Vu, T. H. L. Nghiem, T. M. T. Hoa, T. M. H. Nguyen, P. N. Bui, M. H. Nguyen, M. D. Pham, and T. C. T. Tran, “Enhancement of antibacterial activity by a copper(II) and zinc(II) in chelation with ethylenediaminetetra-acetic acid and urea complex,” Chemistry Papers, vol. 76, pp. 7163-7176, 2022.

[7] F. Amaro, Á. Morón, S. Díaz, A. Martín-González, and J. C. Gutiérrez, “Metallic nanoparticles—friends or foes in the battle against antibiotic-resistant bacteria?,” Microorganisms, vol. 9, no. 2, p. 364, 2021.

[8] L. S. Reddy, M. M. Nisha, M. Joice, and P. Shilpa, “Antimicrobial activity of zinc oxide (ZnO) nanoparticle against Klebsiella pneumoniae,” Pharmaceutical Biology, vol. 52, no. 11, pp. 1388-1397, 2014.

[9] R. K. Sharma and R. Ghose, “Synthesis of zinc oxide nanoparticles by homogeneous precipitation method and its application in antifungal activity against Candida albicans,” Ceramics International, vol. 41, no. 1, pp. 967-975, 2015.

[10] Y. N. Slavin, J. Asnis, U. O. Häfeli, and H. Bach, “Metal nanoparticles: understanding the mechanisms behind antibacterial activity,” Journal of Nanobiotechnology, vol. 15, no. 1, pp. 1-20, 2017.

[11] M. S. Butler, M. A. T. Blaskovich, and M. A. Cooper, “Antibiotics in the clinical pipeline at the end of 2015,” The Journal of Antibiotics, vol. 70, pp. 3-24, 2016.




DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.7341

Các bài báo tham chiếu

  • Hiện tại không có bài báo tham chiếu
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên
Phòng 408, 409 - Tòa nhà Điều hành - Đại học Thái Nguyên
Phường Tân Thịnh - Thành phố Thái Nguyên
Điện thoại: 0208 3840 288 - E-mail: jst@tnu.edu.vn
Phát triển trên nền tảng Open Journal Systems
©2018 All Rights Reserved