ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI SAU NHIỄM COVID – 19 Ở TRẺ EM TẠI TRUNG TÂM NHI KHOA BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN | Huế | TNU Journal of Science and Technology

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI SAU NHIỄM COVID – 19 Ở TRẺ EM TẠI TRUNG TÂM NHI KHOA BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Thông tin bài báo

Ngày nhận bài: 06/06/23                Ngày hoàn thiện: 11/07/23                Ngày đăng: 12/07/23

Các tác giả

1. Hoàng Thị Huế Email to author, Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên
2. Nguyễn Thị Thu Huyền, Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên
3. Nguyễn Thị Phượng, Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên
4. Đỗ Thái Sơn, Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên

Tóm tắt


Covid-19 và tình trạng hậu Covid-19 ở trẻ em hiện đang là một vấn đề sức khoẻ cần tiếp tục nghiên cứu. Tổn thương cơ quan thường gặp nhất do Covid-19 gây ra là phổi. Chúng tôi thiết kế một nghiên cứu cắt ngang, nhằm mô tả các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm phổi ở trẻ sau nhiễm Covid-19 trong thời gian 3 tháng tại Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2022. Nghiên cứu trên 103 trẻ đủ tiêu chuẩn cho kết quả nhóm trẻ từ 1-5 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất là 72,8%, tỷ lệ nam/nữ = 1,5/1. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu của bệnh viêm phổi sau nhiễm Covid-19 là ho (98,1%), khò khè (96,1%), ran ở phổi (95,1%), sốt (66,0%); ngoài ra các triệu chứng ngoài cơ quan hô hấp cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể, như: biếng ăn (79,6%), rối loạn giấc ngủ (51,5%), thiếu máu (20%), tiêu chảy (12,6%). Tình trạng dinh dưỡng bao gồm cả suy dinh dưỡng và thừa cân/béo phì đều làm tăng mức độ viêm phổi nặng và tổn thương hình ảnh trên phim Xquang ngực, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,05. Việc sử dụng kháng sinh trước khi đến viện cho thấy không làm giảm mức độ viêm phổi nặng cũng như tình trạng phải sử dụng nhiều liệu trình điều trị tại bệnh viện.

Từ khóa


Viêm phổi; Covid-19; Hậu Covid-19; Trẻ em; Thái Nguyên

Toàn văn:

PDF

Tài liệu tham khảo


[1] F. T. Popovsky, "Community-Acquired Pneumonia in Childhood," Encyclopedia of Respiratory Medicine., vol. 8, no. 10, pp. 119-131, 2022.

[2] V. D. Pham, T. S. Nguyen, and T. T. H. Bui, "Comparison of epidemiology, clinical and paraclinical characteristics of alpha and beta Sars-cov 2 variants among children in Hai Duong and Dong Thap province," VietNam Medical Journal, vol. N01, pp. 97-101, January 2023.

[3] S. V. Li and D. Heber, "The Impact of Obesity on SARS-CoV-2 Pandemic Mortality Risk," Nutrients, vol. 13, no. 10, pp. 3446-3455, 2021.

[4] Z. W. a. J. M. McGoogan, "Characteristics of and Important Lessons From the Coronavirus Disease 2019 (COVID-19) Outbreak in China: Summary of a Report of 72 314 Cases From the Chinese Center for Disease Control and Prevention," JAMA, vol. 323, no. 13, pp. 1239-1242, 2020.

[5] L. Borch, M. Holm, M. Knudsen, S. Ellermann-Eriksen, and S. Hagstroem, "Long COVID symptoms and duration in SARS-CoV-2 positive children - a nationwide cohort study," European Journal of Pediatrics, vol. 181, no. 4, pp. 1597-1607, 2022.

[6] J. Izquierdo-Pujol, S. Moron-Lopez, J. Dalmau, A. Gonzalez-Aumatell, C. Carreras-Abad, M. Mendez, C. Rodrigo, and J. Martinez-Picado, "Post COVID-19 Condition in Children and Adolescents: An Emerging Problem," Frontiers in pediatrics, vol. 10, 2022, Art. no. 894204.

[7] M. S. Zhu, A. Vinnakota, M. Mansour, and J. A. Coss-Bu, "Effects of COVID-19 Pandemic on Nutritional Status, Feeding Practices, and Access to Food Among Infants and Children in Lower and Middle-Income Countries: a Narrative Review," Curr Trop Med Rep, vol. 9, no. 4, pp. 197-206, 2022.

[8] Z. N. Zheng, K. Yuan et al., "Prevalence and risk factor for long COVID in children and adolescents: A meta-analysis and systematic review," J Infect Public Health, vol. 16, no. 5, pp. 660-672, 2023.

[9] Ministry of Health, Guidelines for diagnosis and management of community pneumonia in children, 2014.

[10] Q. Lu and Y. She, "Coronavirus disease (COVID 19) and neonate: what neonatologist need to know," Med Virol J, vol. 92, no. 6, pp. 564-567, 2020.

[11]T. T. D. Luu and T. N. M. Khong, "Clinical and clinical characteristics and risk factors of severe pneumonia in children from 2 - 36 months at Thai Nguyen national hospital," TNU Journal of Science and Technology, vol. 207, no. 14, pp. 67-72, 2019.

[12] C. L. Zhang and L. H. Meng, "Pathogenic changes of community-acquired pneumonia in a children's hospital in Beijing, China before and after COVID-19 onset: a retrospective study," World J Pediatr, vol. 18, no. 11, pp. 746-752, 2022.

[13] R. S. Singh, H. Khan et al., "Association of Obesity With COVID-19 Severity and Mortality: An Updated Systemic Review, Meta-Analysis, and Meta-Regression," Front Endocrinol (Lausanne), vol. 13, 2022, Art. no. 780872.




DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.8078

Các bài báo tham chiếu

  • Hiện tại không có bài báo tham chiếu
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên
Phòng 408, 409 - Tòa nhà Điều hành - Đại học Thái Nguyên
Phường Tân Thịnh - Thành phố Thái Nguyên
Điện thoại: 0208 3840 288 - E-mail: jst@tnu.edu.vn
Phát triển trên nền tảng Open Journal Systems
©2018 All Rights Reserved