BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC NGỮ VĂN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC | Anh | TNU Journal of Science and Technology

BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC NGỮ VĂN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC

Thông tin bài báo

Ngày nhận bài: 10/08/23                Ngày hoàn thiện: 12/09/23                Ngày đăng: 12/09/23

Các tác giả

1. La Nguyệt Anh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
2. Trần Thị Hạnh Phương Email to author, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
3. Hoàng Điệp, Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên

Tóm tắt


Mục đích của nghiên cứu là khảo sát các năng lực thành phần của năng lực ngữ văn ở học sinh trung học phổ thông; từ đó đề xuất biện pháp bồi dưỡng năng lực cho học sinh. Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, thiết kế bảng hỏi làm công cụ thu thập dữ liệu. Bên cạnh đó, phương pháp tác động được nghiên cứu sử dụng để đánh giá những thay đổi của học sinh về biểu hiện của năng lực ngữ văn trước, trong và sau quá trình đọc hiểu văn bản văn học. Kết quả cho thấy, năng lực thành phần của năng lực ngữ văn gồm: năng lực đọc hiểu cái hay cái đẹp; năng lực cảm thụ thẩm mỹ, thưởng thức thẩm mỹ; năng lực tái hiện và sáng tạo cái đẹp và năng lực trải nghiệm thẩm mỹ. Mỗi năng lực thành phần được biểu hiện ở 3 mức độ: nhận thức, cảm nhận; phân tích, giải thích và đánh giá, vận dụng trải nghiệm và sáng tạo. Khi thử nghiệm tác động về biện pháp bồi dưỡng năng lực ngữ văn cho học sinh, kết quả cũng cho thấy hiệu quả của hình thức dạy học lớp học đảo ngược và sự tác động của bài tập, câu hỏi đọc hiểu trong quá trình dạy học đọc hiểu văn bản văn học. Nghiên cứu có ý nghĩa đối với nhà giáo dục, nhất là giáo viên giảng dạy Ngữ văn.


Từ khóa


Năng lực ngữ văn; Đọc hiểu; Dạy học đọc hiểu; Văn bản văn học; Giáo dục phổ thông

Toàn văn:

PDF

Tài liệu tham khảo


[1] Ministry of Education and Training, “General Education Program in Literature” (Promulgated together with Circular No. 32/2018/TT-BGDĐT December 26, 2018 of the Minister of Education and Training), 2018, p. 81.

[2] E. K. Swart, T. M. J. Nielen, and M. T. Sikkema-de Jong, “Does Feedback Targeting Text Comprehension Trigger the Use of Reading Strategies or Changes in Readers' Attitudes? A Meta-Analysis,” Journal of Research in Reading, vol. 45, no. 2, pp. 171-188, 2022, doi: 10.1111/1467-9817.12389.

[3] L. Wu and M. Valcke, and H. V. Keer, “Differential Effects of Reading Strategy Intervention for Three Levels of Comprehenders: Focus on Text Comprehension and Autonomous Reading Motivation,” Learning and Individual Differences, vol. 104, 2023, Art. no. 102290, doi: 10.1016/j.lindif.2023.102290.

[4] R. Calloway, A. Helder, and C. Perfetti, “A Measure of Individual Differences in Readers’ Approaches to Text and Its Relation to Reading Experience and Reading Comprehension,” Behavior Research Methods, vol. 55, no. 2, pp. 899-931, 2023, doi: 10.3758/s13428-022-01852-1.

[5] H. Sason, T. Michalsky, and Z. Mevarech, “Promoting Middle School Students’ Science Text Comprehension via Two Self-Generated “Linking” Questioning Methods,” Frontiers in Psychology, vol. 11, pp. 1-12, 2020, doi: 10.3389/fpsyg.2020.595745.

[6] Y. Wu, L. A. Barquero, S. E. Pickren, A. T. Barber, and L. E. Cutting, “The Relationship Between Cognitive Skills and Reading Comprehension of Narrative and Expository Texts: A Longitudinal Study from Grade 1 to Grade 4,” Learning and Individual Differences, vol. 80, 2020, Art. no. 101848, doi: 10.1016/j.lindif.2020.101848.

[7] H. A. McQueen and N. Colegrave, “Raising Attainment for Low-Scoring Students through Quectures: An Analysis of Achievement and Engagement with Personalised Learning in Lectures,” International Journal of STEM Education, vol. 9, no. 1, 2022, doi: 10.1186/s40594-022-00360-0.

[8] T. T. H. Pham, "Some Suggestions to the Innovation of Reading-Comprehension Teaching in Elementary and Secondary Schools," Journal of Science, Ho Chi Minh City University of Education, no. 56, p. 166, 2014. [Online]. Available: https://scholar.google.com/scholar?cluster=949906532656 3802767&hl=vi&as_sdt=0,5. [Accessed June 10, 2023].

[9] T. N. K. Vo, "Some problems of teaching reading comprehension strategies in teaching Phylology in schools," Journal of Education, vol. 23, no. 11, pp. 1-5, 2023.




DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.8526

Các bài báo tham chiếu

  • Hiện tại không có bài báo tham chiếu
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên
Phòng 408, 409 - Tòa nhà Điều hành - Đại học Thái Nguyên
Phường Tân Thịnh - Thành phố Thái Nguyên
Điện thoại: 0208 3840 288 - E-mail: jst@tnu.edu.vn
Phát triển trên nền tảng Open Journal Systems
©2018 All Rights Reserved