SỬ DỤNG MÁY BAY KHÔNG NGƯỜI LÁI (UAV) TRONG XÂY DỰNG MÔ HÌNH SỐ ĐỊA HÌNH, ỨNG DỤNG TRONG THIẾT KẾ SÂN GÔN | Quỳnh | TNU Journal of Science and Technology

SỬ DỤNG MÁY BAY KHÔNG NGƯỜI LÁI (UAV) TRONG XÂY DỰNG MÔ HÌNH SỐ ĐỊA HÌNH, ỨNG DỤNG TRONG THIẾT KẾ SÂN GÔN

Thông tin bài báo

Ngày nhận bài: 16/08/23                Ngày hoàn thiện: 28/09/23                Ngày đăng: 28/09/23

Các tác giả

1. Hà Quý Quỳnh Email to author, 1) Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật - VAST, 2) Học viện Khoa học và Công nghệ - VAST
2. Trần Anh Tuấn, 1) Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật - VAST, 2) Học viện Khoa học và Công nghệ - VAST
3. Nguyễn Thanh Hoàn, Viện Địa lý - VAST
4. Nguyễn Văn Dũng, Viện Địa lý - VAST

Tóm tắt


Các công nghệ Toàn đạc điện tử; định vị vệ tinh; quét Laser mặt đất và bay quét LiDAR được sử dụng trong thu thập dữ liệu bề mặt địa hình, phục vụ xây dựng bản đồ địa hình tỉ lệ lớn tốn nhiều thời gian, kinh phí hơn công nghệ UAV. Nghiên cứu này ứng dụng công nghệ UAV chụp ảnh kết hợp đo điểm khống chế mặt đất bằng máy RTK phục vụ xây dựng mô hình số địa hình tỉ lệ lớn. Các bước nghiên cứu chính gồm: Thu thập dữ liệu sơ bộ và xây dựng kế hoạch bay; Bay chụp ảnh UAV khu vực nghiên cứu; Đo điểm khống chế, xử lý ảnh UAV; xây dựng mô hình số địa hình và dữ liệu địa hình tỷ lệ lớn. Các kết quả gồm: 1.929 cảnh ảnh, 24 điểm khống chế, ảnh ghép UAV trực giao, mô hình số địa hình; dữ liệu địa hình với độ chênh cao đường bình độ 1 m của khu vực đồi rộng 235,76 ha. Số liệu địa hình gồm đường bình có độ cao từ 6 m (thấp nhất) đến 81 m (cao nhất); Độ dốc <3° có diện tích 19,47 ha, chiếm 8,26%, và từ 3-8°, 23,95 ha, 10,16%; 8-15°, 46,25 ha, 19,62%; 15-25°, 72,34 ha, 30,68%; 25-35°, 28,42 ha, 12,06%; 35-81°, 45,34 ha, 19,23%. Có 6 vùng đồi địa hình dương, 2 vùng địa hình âm và 1 vùng thoải. Kết quả nghiên cứu có thể mở rộng trong ứng dụng quy hoạch, thiết kế cảnh quan, địa hình...

Từ khóa


Máy bay không người lái; Mô hình số địa hình; Bản đồ địa hình; Hệ thông tin địa lý; Thiết kế sân gôn

Toàn văn:

PDF

Tài liệu tham khảo


[1] T. D. Bui, V. C. Nguyen, M. H. Hoang, B. P. Dong, V. H. Nhu, T. A. Tran, and Q. M. Nguyen, "Construction of digital surface model and orthophoto using UAV photogrammetry technology,” (in Vietnamese), in Proc. Conf. Science and Technology Geodesy and Cartography for Climate Change Adatation, Hanoi, 2016, pp. 206-220.

[2] K. N. Tahar, “Multi rotor UAV at different altitudes for slope mapping studies,” The International Archives of the Photogrammetry, Remote Sensing and Spatial Information Sciences, vol. XL-1/W4, pp. 9-16, 2015, doi:10.5194/isprsarchives-XL-1-W4-9-2015.

[3] J. He, Y. Li, and K. Zhang, “Research of UAV Flight Planning Parameters,” Positioning, vol. 3, pp. 43-45, 2012, doi: 10.4236/pos.2012.34006.

[4] D. D. Nguyen and N. Q. Bui, "UAV photogrammetry for topographical mapping based on Scale-Invariant FeatureTransform and Structure from Motion,” (in Vietnamese), Journal of Geodesy and Cartography, vol. 46, pp. 19-27, 2020.

[5] H. T. Berie and I. Burud, “Application of unmanned aerial vehicles in earth resources monitoring: focus on evaluating potentials for forest monitoring in Ethiopia,” European Journal of Remote Sensing, vol. 51, no. 1, pp. 326-335, 2018, doi: 10.1080/22797254.2018.1432993.

[6] R. J. G. Nuijten, L. Kooistra, and G. B. D. Deyn, “Using Unmanned Aerial Systems (UAS) and Object-Based Image Analysis (OBIA) for Measuring Plant-Soil Feedback Effects on Crop Productivity,” Drones, vol. 3, no. 54, 2019, doi:10.3390/drones3030054.

[7] J. Kang, S. Lee, S. Yeon, and S. Park, “Improving 3D mesh quality using multi-directional UAV images,” The International Archives of the Photogrammetry, Remote Sensing and Spatial Information Sciences, vol. XLII-2/W13, pp. 419-423, 2019, doi: 10.5194/isprs-archives-XLII-2-W13-419-2019.

[8] Q. Q. Ha, A. T.Tran, H. T. Nguyen, and D.V. Nguyen, "Using unmanned aerial vehicle (UAV) inquire photo for study of structure of ecological systems in central highland’s mountains,” (in Vietnamese), in Proc. 13th National Conference on Geography Science, Hanoi, 2022, pp. 791-800.




DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.8554

Các bài báo tham chiếu

  • Hiện tại không có bài báo tham chiếu
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên
Phòng 408, 409 - Tòa nhà Điều hành - Đại học Thái Nguyên
Phường Tân Thịnh - Thành phố Thái Nguyên
Điện thoại: 0208 3840 288 - E-mail: jst@tnu.edu.vn
Phát triển trên nền tảng Open Journal Systems
©2018 All Rights Reserved