KHẢ NĂNG XỬ LÝ NƯỚC MẶT BỊ Ô NHIỄM CỦA CÂY PHÁT LỘC (Dracaena sanderiana) TRONG HỆ ĐẤT NGẬP NƯỚC NỔI | Oanh | TNU Journal of Science and Technology

KHẢ NĂNG XỬ LÝ NƯỚC MẶT BỊ Ô NHIỄM CỦA CÂY PHÁT LỘC (Dracaena sanderiana) TRONG HỆ ĐẤT NGẬP NƯỚC NỔI

Thông tin bài báo

Ngày nhận bài: 28/08/23                Ngày hoàn thiện: 28/09/23                Ngày đăng: 28/09/23

Các tác giả

1. Lê Thị Hoàng Oanh, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội
2. Nguyễn Đức Bá, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội
3. Lưu Minh Loan, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội
4. Nguyễn Trường Quân, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội
5. Cái Anh Tú Email to author, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội

Tóm tắt


Đất ngập nước nổi là một biện pháp sinh thái có phần ưu việt trong xử lý nước mặt so với các loại đất ngập nước khác do nó có thể áp dụng tại chỗ, linh hoạt với mực nước biến động và không đòi hỏi thêm diện tích đất đai. Áp dụng các loại cây cảnh cho đất ngập nước nổi làm tăng thêm ưu điểm tạo cảnh quan của nó và có thể tạo ra giá trị kinh tế. Do vậy, nghiên cứu đánh giá khả năng xử lý nước mặt bị ô nhiễm của cây phát lộc (Dracaena sanderiana) trong hệ đất ngập nước nổi quy mô phòng thí nghiệm nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho việc áp dụng trong thực tiễn. Hệ đất ngập nước nổi làm bằng giá nhựa để nâng đỡ thực vật thí nghiệm trên bề mặt của thùng nước chứa 22L với đường kính mặt 300 mm. Kết quả theo dõi các thông số chất lượng nước gồm COD, TSS, , ,  trong hai đợt kéo dài 13-17 ngày cho thấy hiệu quả xử lý của cây phát lộc không có chênh lệch lớn so với hệ đối chứng không trồng cây (< 20%) và thấp hơn rõ rệt so với cây thuỷ trúc (Cyperus alterfonius) (>27%) trong hệ đất ngập nước nổi. Cây phát lộc là cây cảnh đẹp, có giá trị kinh tế nhưng không thể hiện tính ưu việt trong xử lý nước mặt bị ô nhiễm trong hệ đất ngập nước nổi.

Từ khóa


Đất ngập nước nổi; Nước mặt ô nhiễm; Dracaena sanderiana; Cyperus alterfonius; Xử lý dinh dưỡng

Toàn văn:

PDF

Tài liệu tham khảo


[1] N. D. Pham, “The West lake for rehabilitating lake water quality like in 60 years of the last century,” (in Vietnamese), The Builder, vol. 9-10, pp. 7-10, 2014.

[2] D. D. Nguyen, V. I. Telichenko, and M. Y. Slesarev, “Sources and causes of surface water pollution in Hanoi (Vietnam),” Proceeding of Moscow State University of Civil Engineering, vol. 10, pp. 1234–1242, 2018.

[3] R. Sharma, J. Vymazal, and P. Malaviya, “Application of floating treatment wetlands for stormwater runoff: A critical review of the recent developments with emphasis on heavy metals and nutrient removal,” Science of the Total Environment, vol. 777, 2021, Art. no. 146044.

[4] I. Bulut, “Floating islands of Turkey,” Procedia – Social and Behavioral Sciences, vol. 19, pp. 526–531, 2011.

[5] T. R. Headley and C. C. Tanner, “Constructed wetlands with floating emergent macrophytes: an innovative stormwater treatment technology,” Critical Reviews in Environmental Science and Technology, vol. 42, no. 21, pp. 2261–2310, 2012.

[6] S. Karstens, C. Nazzari, C. Baalon, M. Bielecka, Zˇ. Grigaitis, J. Schumacher, N. Stybel, and A. Razinkovas-Baziukas, “Floating wetlands for nutrient removal in eutrophicated coastal lagoons: decision support for site selection and permit process,” Marine Policy, vol. 97, pp. 51–60, 2018.

[7] D. Ning, Y. Huang, R. Pan, F. Wang, and H. Wang, “Effect of eco-remediation using planted floating bed system on nutrients and heavy metals in urban river water and sediment: a field study in China,” Science of The Total Environment, vol. 485–486, pp. 596–603, 2014.

[8] W. Cao, Y. Wang, L. Sun, J. Jiang, and Y. Zhang, “Removal of nitrogenous compounds from polluted river water by floating constructed wetlands using rice straw and ceramsite as substrates under low temperature conditions,” Ecological Engineering, vol. 88, pp. 77–81, 2016.

[9] S. Saiyood, A. S. Vangnai, P. Thiravetyan, and D. Inthorn, “Bisphenol a removal by the Dracaena plant and the role of plant-associating bacteria,” Journal of Hazardous Materials, vol. 178, pp. 777-785, 2020.

[10] J. Liu, X. Xin, and Q. Zhou, “Phytoremediation of contaminated soils using ornamental plants,” Environmental Reviews, vol. 26, pp. 43–54, 2018.

[11] J. Iamchaturapatr, S.W. Yi, and J. S. Rhee, “Nutrient removals by 21 aquatic plants for vertical free surface-flow (VFS) constructed wetland,” Ecological Engineering, vol. 29, pp. 287-293, 2007.

[12] X. C. Nguyen, D. D. Nguyen, Q. B. Tran, T. T. H. Nguyen, T. K. A. Tran, T. C. P. Tran, T. H. G. Nguyen, T. N. T. Tran, D. D. La, S. W. Chang, R. Balasubramani, W. J. Chung, Y. S. Yoon, and V. K. Nguyen, “Two-step system consisting of novel vertical flow and free water surface constructed wetland for effective sewage treatment and reuse,” Bioresource Technology, vol. 306, 2020, Art. no. 123095.

[13] L. Yang and K.Y. Tsai, “Treatment of aged landfill leachate by cascade constructed wetland systems,” Ecohydrology & Hydrobiology, vol. 7, no. 3-4, pp. 353-359, 2007.

[14] J. Huang, S. H. Wang, L. Yan, and Q. S. Zhong, “Plant photosynthesis and its influence on removal efficiencies in constructed wetlands,” Ecological Engineering, vol. 36, pp. 1037-1043, 2010.

[15] APHA, Standard methods for the examination of water and wastewater, 23rd edition, American Public Health Association, Washington, 2005.




DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.8644

Các bài báo tham chiếu

  • Hiện tại không có bài báo tham chiếu
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên
Phòng 408, 409 - Tòa nhà Điều hành - Đại học Thái Nguyên
Phường Tân Thịnh - Thành phố Thái Nguyên
Điện thoại: 0208 3840 288 - E-mail: jst@tnu.edu.vn
Phát triển trên nền tảng Open Journal Systems
©2018 All Rights Reserved