TIẾP CẬN C–P–A TRONG DẠY HỌC TOÁN | Lâm | TNU Journal of Science and Technology

TIẾP CẬN C–P–A TRONG DẠY HỌC TOÁN

Thông tin bài báo

Ngày nhận bài: 26/09/23                Ngày hoàn thiện: 20/12/23                Ngày đăng: 20/12/23

Các tác giả

1. Bùi Thị Hạnh Lâm Email to author, Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên
2. Phạm Đức Quang, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
3. Đỗ Thanh Phúc, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên
4. Cai Việt Long, Trường THCS Ngô Sĩ Liên – Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội

Tóm tắt


Nghiên cứu này nhằm làm rõ các vấn đề sau: có mối liên hệ gì giữa tư tưởng C-P-A (Cụ thể-Hình ảnh-Trừu tượng) với dạy học phát triển năng lực; Khả năng tiếp cận tư tưởng C-P-A trong dạy học toán ở các trường phổ thông ở Việt Nam và trên thế giới. Trên cơ sở đó, bài báo đã làm rõ tư tưởng C-P-A cũng như việc tiếp cận C-P-A trong dạy học nói chung và dạy học toán nói riêng theo hướng phát triển năng lực học sinh. Bài báo đã làm rõ về lịch sử tư tưởng tiếp cận C-P-A, nội dung của tư tưởng C-P-A áp dụng trong dạy học ở các nhà trường phổ thông, cơ sở tâm lý học của việc áp dụng tư tưởng C-P-A trong dạy học ở các trường phổ thông và giới thiệu mô hình áp dụng tư tưởng này ở Singapore. Trên cơ sở đó khẳng định tính hiệu quả của việc tiếp cận tư tưởng C-P-A trong dạy học Toán ở các trường phổ thông và xu hướng tăng cường các bài toán thực tiễn trong dạy học Toán là một trong những định hướng phù hợp với tư tưởng C-P-A. Các phương pháp nghiên cứu lý luận (phân tích và tổng hợp tài liệu), phương pháp chuyên gia đã được áp dụng. Nghiên cứu đã khẳng định được khả năng và cách thức tiếp cận tư tưởng C-P-A trong dạy học toán ở các trường phổ thông. Những kết quả nghiên cứu này có thể mở ra hướng khai thác tư tưởng C-P-A trong dạy học toán ở trường phổ thông nói chung và ở Việt Nam nói riêng.

Từ khóa


C- P- A; Cụ thể; Hình ảnh; Trừu tượng; Tiếp cận; Dạy học Toán tiếp cận C-P-A

Toàn văn:

PDF

Tài liệu tham khảo


[1] Ministry of Education and Training, Mathematics general education program. Education Publishing House, Hanoi, 2018.[2] S. A. McLeod, Bruner-Learning Theory in Education. Simply Psychology, 2023.[3] H. B. B. Hussein, “Global Trends in Mathematics Education Research,” International Journal of Research in Educational Sciences, 2023, doi: 10.29009/ijres.6.2.9.

[4] Y. H. Leong, W. K. Ho, and L. P. Cheng, “Concrete-Pictorial-Abstract: Surveying its origins and charting its future,” The Mathematics Educator, vol. 16, no. 1, pp. 1-18, 2015.

[5] I. M. Purwadi, I. G. Sudiarta, and I. N. Suparta, “The Effect of Concrete-PictorialAbstract Strategy toward Students' Mathematical Conceptual Understanding and Mathematical Representation on Fractions,” International Journal of Instruction, vol. 12, no. 1, pp. 1113-1126, 2019.

[6] H. E. Putri, P. Rahayu, I. Muqodas, and M. A. Wahyudy,The Effect of Concrete-Pictorial-Abstract (CPA) Approach on Improving Elementary School Students’ Spatial Sense Ability,” Indonesia University of Education, Jl. Mayor Abdurachman, Sumedang, Jawa Barat, Indonesia, no. 211, 2020, Art. no. 45322.

[7] W. P. Bennett, “Develop Reasoning through Pictorial Representations,” Mathematics Teaching in the Middle School, vol. 19, no. 1, pp. 30-36, 2013.

[8] A. Azmidar, D. Darhim, and J. A. Dahlan, “Enhancing Students’ Interest through Mathematics Learning,” International Conference on Mathematics and Science Education (ICMScE), IOP Conf. Series, no. 895, 2017, Art. no. 012072.

[9] H. S. Putri, “Influence of Concrete-Pictorial-Abstract (CPA) Approach on the Enhancement of Primary School Students’ Mathematical Reasoning Ability,” Mimbar Sekolah Dasar, vol. 7, no. 1, pp. 119-132, 2020.

[10] UNESCO, Teaching and Learning for a sustainable future, a multimedia education programme, Griffith University, Australia, 2010.

[11] V. I. Lenin, Complete Works, vol. 29, Progressive Publishing House, Moscow, 1981, p. 179.[12] National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam, Education Law, No.8/2005/QH11 dated June 14, 2005 of the National Assembly, 2005.

[13] OECD, “Take the Test Sample Questions from OECD’s PISA Assessments,” Programme for International Student Assessment, 2009.

[14] Ministry of Education and Training, PISA 2015 training materials and question types published by OECD in the field of mathematics, Ha Noi, 2014.

[15] A. J. H. Boonen, F. van Wesel, J. Jolles, and M. van der Schoot, “The role of visual representation type, spatial ability, and reading comprehension in word problem solving: An item-level analysis in elementary school children,” International Journal of Educational Research, vol. 68, no. 4, pp. 15-26, 2014, doi: 10.1016/j.ijer.2014.08.001.




DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.8830

Các bài báo tham chiếu

  • Hiện tại không có bài báo tham chiếu
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên
Phòng 408, 409 - Tòa nhà Điều hành - Đại học Thái Nguyên
Phường Tân Thịnh - Thành phố Thái Nguyên
Điện thoại: 0208 3840 288 - E-mail: jst@tnu.edu.vn
Phát triển trên nền tảng Open Journal Systems
©2018 All Rights Reserved