ĐA DẠNG NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC BRU-VÂN KIỀU Ở XÃ THƯỢNG TRẠCH, HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH | Khá | TNU Journal of Science and Technology

ĐA DẠNG NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC BRU-VÂN KIỀU Ở XÃ THƯỢNG TRẠCH, HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

Thông tin bài báo

Ngày nhận bài: 20/04/19                Ngày hoàn thiện: 30/05/19                Ngày đăng: 09/09/19

Các tác giả

1. Trịnh Đình Khá Email to author, Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên
2. Nguyễn Thị Thu Hiền, Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyê
3. Lương Minh Ngọc, Hạt Kiểm Lâm huyện Bố Trạch – Quảng Bình

Tóm tắt


Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Các phương pháp sử dụng gồm có: thu thập mẫu vật, phỏng vấn, định tên loài, đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc và đánh giá mức độ nguy cấp của các loài cây thuốc. Kết quả nghiên cứu bước đầu đã xác định được 52 loài cây thuốc thuộc 50 chi, 41 họ được cộng đồng dân tộc ở khu vực nghiên cứu sử dụng trong phòng và chữa bệnh cho người dân. Cây thuốc thuộc 5 dạng sống chính như: cây bụi, dây leo, thân thảo, cây gỗ nhỏ và cây gỗ nhỡ. Cây thường phân bố ở các dạng sinh cảnh như: sống ở rừng, sống ven sông ven suối, sống ở vườn, sống ở đồi. Trong các bộ phận được sử dụng làm thuốc thì rễ và lá được sử dụng nhiều nhất chiếm 25% - 44,23%. Đã điều tra được 14 nhóm bệnh sử dụng cây thuốc để chữa trị, trong đó có 3 nhóm bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất là bệnh về khớp, bệnh đau lưng và thuốc bổ. Ba loài cây thuốc có nguy cơ bị tuyệt chủng đã được ghi nhận là: Đẳng sâm (Conodopsis javanica (Blume) Hook.f.), Sâm cau (Curculigo orchioides Gaertn) và Thiên niên kiện lá to (Homalomena gigantea Engl). Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học trong việc bảo tồn các loài cây thuốc có nguy cơ bị tuyệt chủng tại đại phương.


Từ khóa


Sinh học, Cây thuốc, Đa dạng cây thuốc, Bru – Vân Kiều, Thượng Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình

Toàn văn:

PDF

Tài liệu tham khảo


[1]. Nguyễn Thị Thu Hiền, Trịnh Đình Khá, “Thực trạng sử dụng cây thuốc tại xã Chiềng Đông, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, số 6/2018, tr. 92-99, 2008.

[2]. Nguyễn Thị Thu Hiền, Nông Thái Hòa, “Nghiên cứu đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở xã Hoàng Nông, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 19/2018, tr. 144-149, 2018.

[3]. Lê Thị Hương, Hoàng Thanh Sơn, Nguyễn Tiến Cường, Đậu Bá Thìn, Nguyễn Xuân Trường, “Đa dạng cây thuốc ở xã Mường Lống, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An”, Tạp chí khoa học Lâm nghiệp, số 4/2017, tr. 10-15, 2017.

[4] Nguyễn Thanh Nhàn, Phạm Hồng Bang, Đỗ Ngọc Đài, “Các loài thực vật bị đe dọa tuyệt chủng và giá trị của chúng ở Vườn Quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 6, tr.750-756, 2015.

[5] Nguyễn Nghĩa Thìn, Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật, Nxb Nông nghiệp, Hà nội, 1997.

[6]. Viện Dược liệu, Tài nguyên cây thuốc Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1993.

[7]. Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, 2001.

[8]. Võ Văn Chi, Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nxb Hà Nội, tập 1-2, 2012.

[9]. Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Hà Nội, 2005.

[10]. Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường - Đại học Quốc gia Hà Nội và Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật - Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Danh lục các loài thực vật Việt nam, Nxb Nông nghiệp, Hà nội, tập 2-3, 2006.

[11]. Nguyễn Nghĩa Thìn, Các phương pháp nghiên cứu thực vật, Nxb Đại Học Quốc gia Hà Nội, 2007.

[12]. Bộ Khoa học và Công nghệ, Sách đỏ Việt Nam, phần Thực vật, Nxb. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, 2007.

[13]. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định 32/2006/CP-NĐ về nghiêm cấm, hạn chế khai thác và sử dụng các loài động thực vật hoang dã, 2006.

[14]. Nguyễn Tập, Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam, Nxb. Mạng lưới lâm sản ngoài gỗ Việt Nam, Hà Nội, 2007.


Các bài báo tham chiếu

  • Hiện tại không có bài báo tham chiếu
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên
Phòng 408, 409 - Tòa nhà Điều hành - Đại học Thái Nguyên
Phường Tân Thịnh - Thành phố Thái Nguyên
Điện thoại: 0208 3840 288 - E-mail: jst@tnu.edu.vn
Phát triển trên nền tảng Open Journal Systems
©2018 All Rights Reserved