VỀ ĐIỂM CỐ ĐỊNH TRÊN ĐÁP ỨNG TẦN SỐ CỦA BỘ CÁCH LY DAO ĐỘNG KÍCH ĐỘNG NỀN MỘT BẬC TỰ DO KÈM THEO THU HOẠCH NĂNG LƯỢNG ÁP ĐIỆN | My | TNU Journal of Science and Technology

VỀ ĐIỂM CỐ ĐỊNH TRÊN ĐÁP ỨNG TẦN SỐ CỦA BỘ CÁCH LY DAO ĐỘNG KÍCH ĐỘNG NỀN MỘT BẬC TỰ DO KÈM THEO THU HOẠCH NĂNG LƯỢNG ÁP ĐIỆN

Thông tin bài báo

Ngày nhận bài: 04/10/23                Ngày hoàn thiện: 03/11/23                Ngày đăng: 03/11/23

Các tác giả

1. Phan Thị Trà My, Viện Cơ học - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
2. Lã Đức Việt Email to author, Viện Cơ học - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
3. Nguyễn Tuấn Ngọc, Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Tóm tắt


Bộ cách ly dao động là một thiết bị cơ bản để bảo vệ máy móc và phương tiện khỏi các dao động không mong muốn. Bổ sung khả năng thu hoạch năng lượng cho bộ cách ly có thể trích xuất được các năng lượng nhiệt hao phí. Bài báo này quan tâm tới bộ cách ly dao động kích động nền một bậc tự do kèm theo thu hoạch năng lượng áp điện. Mục đích của bài báo là tìm hiểu xem mạch thu hoạch năng lượng ảnh hưởng như thế nào đến điểm cố định của đáp ứng tần số. Điểm cố định là điểm quan trọng trong thiết kế bộ cách ly. Phương pháp đáp ứng tần số được sử dụng. Phương trình chuyển động được viết dưới dạng phi thứ nguyên. Phân tích đáp ứng tần số của hệ cho thấy sự xuất hiện của điểm cố định trên đồ thị đáp ứng tần số. Vị trí của điểm cố định không phụ thuộc vào điện trở mạch. Hai tham số của mạch thu hoạch áp điện bao gồm điện trở và hệ số lực không thứ nguyên có thể được thay đổi trong thiết kế bộ cách ly. Chiến lược thiết kế là làm cho điểm cố định và điểm cực đại trùng nhau. Dựa trên chiến lược này, điều kiện tối ưu của bộ cách ly được biểu thị bằng mối quan hệ giữa điện trở và hệ số lực không thứ nguyên.

Từ khóa


Cách ly dao động; Thu hoạch năng lượng; Điểm cố định; Đáp ứng tần số; Phân tích phi thứ nguyên

Toàn văn:

PDF (English)

Tài liệu tham khảo


[1] Q. Cai and S. Zhu, “The nexus between vibration-based energy harvesting and structural vibration control: A comprehensive review,” Renew. Sustain. Energy Rev., vol. 155, 2022, Art. no. 111920.

[2] H. Xiao, X. Wang, and S. John, “A dimensionless analysis of a 2DOF piezoelectric vibration energy harvester,” Mech. Syst. Signal Process, vol. 58-59, pp. 355-375, 2015.

[3] H. Xiao, X. Wang, and S. John, “A multi degree of freedom piezoelectric vibration energy harvester with piezoelectric elements inserted between two nearby oscillators,” Mech. Syst. Signal Process, vol. 68-69, pp. 138-154, February 2016.

[4] H. Xiao and X. Wang, “A review of piezoelectric vibration energy harvesting techniques,” Int. Rev. Mech. Eng., vol. 8, no. 3, pp. 609-620, 2014.

[5] X. Wang and L. W. “Lin Dimensionless optimization of piezoelectric vibration energy harvesters with different interface circuits,” Smart Mater Struct. vol. 22, pp. 1-20, 2013.

[6] X. Wang and H. Xiao, “Dimensionless analysis and optimization of piezoelectric vibration energy harvester,” Int. Rev. Mech. Eng., vol. 7, no. 4, pp. 607-624, 2013.

[7] S. S. Rao, Mechanical vibrations, Pearson Education, Harlow, UK, 2018.

[8] J. Ormondroyd and J. P. D. Hartog, “The theory of the dynamic vibration absorber,” Transactions of ASME, vol. 50, pp. 9-22, 1928.

[9] A. Preumont, Vibration Control of Active Structures, Springer-Verlag Berlin Heidelberg, 2011.




DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.8901

Các bài báo tham chiếu

  • Hiện tại không có bài báo tham chiếu
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên
Phòng 408, 409 - Tòa nhà Điều hành - Đại học Thái Nguyên
Phường Tân Thịnh - Thành phố Thái Nguyên
Điện thoại: 0208 3840 288 - E-mail: jst@tnu.edu.vn
Phát triển trên nền tảng Open Journal Systems
©2018 All Rights Reserved