PHƯƠNG THỨC VÀ HIỆU QUẢ CỦA NGHỆ THUẬT CHƠI CHỮ HÀI ÂM TRONG QUẢNG CÁO TIẾNG HÁN, LIÊN HỆ VỚI QUẢNG CÁO TIẾNG VIỆT | Linh | TNU Journal of Science and Technology

PHƯƠNG THỨC VÀ HIỆU QUẢ CỦA NGHỆ THUẬT CHƠI CHỮ HÀI ÂM TRONG QUẢNG CÁO TIẾNG HÁN, LIÊN HỆ VỚI QUẢNG CÁO TIẾNG VIỆT

Thông tin bài báo

Ngày nhận bài: 10/10/23                Ngày hoàn thiện: 29/11/23                Ngày đăng: 29/11/23

Các tác giả

1. Trần Thị Thùy Linh Email to author, Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai
2. Nguyễn Thúy Hà, Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai
3. Nguyễn Phương Thanh, Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai

Tóm tắt


Bài viết này nhằm mục đích chỉ ra những cách chơi chữ hài âm được sử dụng chủ yếu trong các quảng cáo tiếng Hán, từ đó liên hệ với các quảng cáo tiếng Việt, đồng thời phân tích hiệu quả của nghệ thuật chơi chữ hài âm trong quảng cáo. Dựa trên lý thuyết nghệ thuật chơi chữ hài âm, chúng tôi tiến hành nghiên cứu, phân tích 20 quảng cáo tiếng Trung và 20 quảng cáo tiếng Việt có sử dụng nghệ thuật chơi chữ hài âm. Kết quả cho thấy, có hai cách chơi chữ hài âm chủ yếu trong quảng cáo tiếng Hán và tiếng Việt là hài âm cùng chữ và hài âm khác chữ. Hài âm cùng chữ bao gồm lặp từ, lý giải theo cách khác và sử dụng tên người. Hài âm khác chữ bao gồm đồng âm khác chữ và gần âm khác chữ.  Do chữ  Việt Nam là chữ tượng thanh, khác với chữ Hán là chữ tượng hình nên nghệ thuật hài âm trong quảng cáo tiếng Việt hạn chế hơn quảng cáo tiếng Hán, cụ thể trong quảng cáo tiếng Việt không có chơi chữ sử dụng tên người và đồng âm khác chữ. Nghệ thuật chơi chữ hài âm khiến quảng cáo ngắn gọn, hàm súc, hình tượng sống động, hài hước thú vị, giúp cho người xem hiểu biết và ghi nhớ các thành ngữ, tục ngữ.

Từ khóa


Chơi chữ hài âm; Quảng cáo; Tiếng Hán; Tiếng Việt; Hiệu quả

Toàn văn:

PDF

Tài liệu tham khảo


[1] X. H. Li, "Classification, multiple (ambiguous) meanings and dual contexts of English rhetorical puns," Journal of Sichuan International Studies University, vol. 03, pp. 54-57, 2000.

[2] J. Guo and Y. Q. Yang, “A sociopragmatic analysis of pun figures of speech in advertising language,” Journal of Academic Theory, vol. 2, pp. 200-201, 2011.

[3] H. H. He, “Application of pun figures of speech,” Education Teaching Forum, vol. 49, pp. 158-159, 2013.

[4] Q. Y. Zeng, “Application skills and translation of puns in English advertising,” Journal of English on Campus, vol. 21, pp. 233-234, 2016.

[5] T. T. H. Tran, “A contrastive analysis of the use of pun in English and Vietnamese advertisements,” (in Vietnamese), Journal of Dictionary & Encyclopedia, vol. 13, no. 05, pp. 89-91, 2011.

[6] T. T. Le and T. M. K. Pham, “Lexical repetition in English and Vietnamese advertising,” Journal of Science and Technology (JST-UD), vol. 27, no. 04, pp. 165-169, 2008.

[7] T. K. N. Ngo, “The art of wordplay in advertising slogans,” Journal of Language and Life, vol. 224, no. 06, pp. 53-57, 2014.

[8] T. K. N. Ngo, “Similarities and differences in terms of word play in Vietnamese and English advertising slogans,” Journal of Science of Lac Hong University, Special issue, pp. 145-149, November 2017.

[9] H. W. Li and Y. Y. Wang, Chinese Rhetoric. Ordnance Industry Press, 2009.

[10] X. H. Wu, “Analysis of the compositional characteristics of homophonic idioms in advertising language,” Journal of Modern Languages (Language Research Edition), vol. 10, p. 74, 2007.

[11] W. W. Liu, “A brief discussion of the homophony phenomenon in advertising slogans,” Journal of Modern Enterprise Education, vol. 01, pp. 103-104, 2012.




DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.8960

Các bài báo tham chiếu

  • Hiện tại không có bài báo tham chiếu
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên
Phòng 408, 409 - Tòa nhà Điều hành - Đại học Thái Nguyên
Phường Tân Thịnh - Thành phố Thái Nguyên
Điện thoại: 0208 3840 288 - E-mail: jst@tnu.edu.vn
Phát triển trên nền tảng Open Journal Systems
©2018 All Rights Reserved