KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT “ĐÀN CỔ CẦM KHỎA THÂN” CỦA SƠN TÁP | Huyền | TNU Journal of Science and Technology

KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT “ĐÀN CỔ CẦM KHỎA THÂN” CỦA SƠN TÁP

Thông tin bài báo

Ngày nhận bài: 19/12/23                Ngày hoàn thiện: 22/04/24                Ngày đăng: 22/04/24

Các tác giả

1. Phạm Thị Vân Huyền Email to author, Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên
2. Vũ Thị Hạnh, Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên

Tóm tắt


“Đàn cổ cầm khỏa thân” của nhà văn Sơn Táp ra mắt bạn đọc lần đầu tiên vào năm 2010 tại Pháp. Cho đến nay, tác phẩm đã được dịch và giới thiệu ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu về “Đàn cổ cầm khỏa thân” thực sự chưa tương xứng với những giá trị to lớn mà nó mang lại. Lý giải ý nghĩa tác phẩm từ hướng nghiên cứu về nghệ thuật tự sự kết hợp phương pháp nghiên cứu văn hóa học, phương pháp tiếp cận xã hội - lịch sử cùng các thao tác như: thống kê, phân tích, chứng minh, bài viết góp phần làm rõ đặc trưng không gian nghệ thuật trong “Đàn cổ cầm khỏa thân”, từ đó thấy được tài năng bậc thầy của Sơn Táp trong việc khám phá và phản ánh hiện thực. Ở tiểu thuyết này, nhà văn tạo dựng nên ba kiểu không gian: không gian chiến trận bi hùng, không gian an nhàn của giới thượng lưu và không gian âm nhạc trầm buồn, sâu lắng. Mỗi không gian mang ý nghĩa tượng trưng riêng, gắn với số phận và tính cách nhân vật, qua đó không chỉ cho người đọc thấy được bức tranh hiện thực của đất nước Trung Quốc ở những thời điểm lịch sử khác nhau mà còn gửi gắm kín đáo những vấn đề mang ý nghĩa nhân sinh.

Từ khóa


Văn học Trung Quốc; Sơn Táp; Tiểu thuyết; “Đàn cổ cầm khỏa thân”; Không gian nghệ thuật

Toàn văn:

PDF

Tài liệu tham khảo


[1] L. H. T. Tran, “Some features of contemporary Chinese women's literature,” Journal of Literature Studies, no. 10, pp. 17-27, 2009.

[2] T. H. Nguyen, “Some issues about Chinese feminist literature,” Social Sciences Information Review, no. 12, pp. 40-46, 2010.

[3] E. Guillerez, “Doubles, duality and mirror effects in Shan Sa's works,” (In French), Casa Editrice Leo S.Olschki s.r.l, no. 58, pp. 67-81, 2010.

[4] D. Maroua, “The China poetic in Shan Sa's novels,” (In French), Revue Sciences Humaines, vol. 1, no. 46, pp. 167-179, 2016.

[5] H. T. A. Nguyen, “Shan Sa’s The Girl Who Played Go from perspectives of ethical literary criticism,” Journal of Literature Studies, no. 2, pp. 83-91, 2022.

[6] T. D. H. Le, “Game structure in Shan Sa’ novel,” 2009. [Online]. Available: http://tapchisonghuong.com.vn/tin-tuc/p0/c42/n1321/Kieu-ket-cau-tro-choi-trong-tieu-thuyet-Son-Tap. [Accessed July 21st, 2023].

[7] T. Ha, “Meeting Shan Sa again with The naked zither,” 2013. [Online]. Available: https://dantri.com.vn/van-hoa/gap-lai-son-tap-voi-dan-co-cam-khoa-than-1371892627.htm/. [Accessed October 2nd, 2023].

[8] H. Ha, “The naked zither - the seductive melody of the soulmate,” 2013. [Online]. Available: https://thethaovanhoa.vn/doc-sach-dan-co-cam-khoa-than-dieu-dan-quyen-ru-cua-tri-am-2013070709 4052089.htm/. [Accessed October 2nd, 2023].

[9] T. M. C. Nguyen, “The symbol “zither” in The naked zither by Shan Sa,” 2020. [Online]. Available: http://nguvan.hnue.edu.vn/Nghi%C3%AAn-c%E1%BB%A9u/p/1330. [Accessed October 11th, 2023].

[10] D. S. Tran and K. P. Nguyen, Dictionary of literary terms. Vietnam Education Publishing House Limited Company, 2013.

[11] S. Shan, The naked zither. Literature Publishing House, Hanoi, 2013.




DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.9419

Các bài báo tham chiếu

  • Hiện tại không có bài báo tham chiếu
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên
Phòng 408, 409 - Tòa nhà Điều hành - Đại học Thái Nguyên
Phường Tân Thịnh - Thành phố Thái Nguyên
Điện thoại: 0208 3840 288 - E-mail: jst@tnu.edu.vn
Phát triển trên nền tảng Open Journal Systems
©2018 All Rights Reserved