NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH SÁN LÁ GAN Ở TRÂU NUÔI TẠI TỈNH HÀ GIANG VÀ DÙNG THUỐC ĐIỀU TRỊ | Phúc | TNU Journal of Science and Technology

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH SÁN LÁ GAN Ở TRÂU NUÔI TẠI TỈNH HÀ GIANG VÀ DÙNG THUỐC ĐIỀU TRỊ

Thông tin bài báo

Ngày nhận bài: 23/04/19                Ngày đăng: 29/04/19

Các tác giả

1. Phan Thị Hồng Phúc Email to author, Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên,
2. Phạm Thị Trang, Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên,
3. Trần Đức Hạnh, Công ty Cổ phần Thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet,
4. Nguyễn Thị Vang, Trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Hà Giang

Tóm tắt


Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trên đàn trâu nuôi tại tỉnh Hà Giang và dùng thuốc điều trị, kết quả cho thấy: Trâu nuôi tại tỉnh Hà Giang nhiễm loài sán lá gan F. gigantica. Tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở trâu qua mổ khám là 55,33%. Tỷ lệ nhiễm qua xét nghiệm phân là 52,73%, tỷ lệ nhiễm biến động theo các địa phương từ 50,84 – 54,58%. Tỷ lệ và cường độ nhiễm tăng theo tuổi. Trâu nhiễm sán lá gan ở mùa Hè là cao nhất (63,38%), mùa Thu (59,55%), mùa Đông (42,39%) và thấp nhất mùa Xuân (40,88%). Trâu nuôi tại tỉnh Hà Giang chủ yếu theo hình thức chăn thả tự do và bán chăn thả, trong đó hình thức chăn thả tự do nhiễm sán lá gan cao nhất (63,92%), hình thức bán chăn thả (54,44%) và thấp nhất là nuôi nhốt (27,85%). Hiệu lực tẩy sán lá gan cho trâu của thuốc albendazol, nitroxinil – 25, liều 10 mg/kg TT và thuốc triclabendazole, liều 12 mg/kg TT là 100%; cả 3 loại thuốc đều an toàn đối với trâu. 

Từ khóa


trâu, dịch tễ, sán lá gan, F. gigantica, Hà Giang

Toàn văn:

PDF

Các bài báo tham chiếu

  • Hiện tại không có bài báo tham chiếu
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên
Phòng 408, 409 - Tòa nhà Điều hành - Đại học Thái Nguyên
Phường Tân Thịnh - Thành phố Thái Nguyên
Điện thoại: 0208 3840 288 - E-mail: jst@tnu.edu.vn
Phát triển trên nền tảng Open Journal Systems
©2018 All Rights Reserved