MÂU THUẪN BIỆN CHỨNG VÀ MÂU THUẪN LOGIC | Quân | TNU Journal of Science and Technology

MÂU THUẪN BIỆN CHỨNG VÀ MÂU THUẪN LOGIC

Thông tin bài báo

Ngày nhận bài: 15/01/24                Ngày hoàn thiện: 01/03/24                Ngày đăng: 01/03/24

Các tác giả

Đồng Văn Quân Email to author, Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên

Tóm tắt


Mâu thuẫn vừa là một khái niệm cơ bản của logic học, vừa là một phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật. Tuy đều sử dụng chung thuật ngữ mâu thuẫn, nhưng đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, mà việc phân biệt chúng là không đơn giản. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin tuy không bàn luận trực tiếp về sự khác biệt giữa hai loại mâu thuẫn này, nhưng các ông đều có thái độ dứt khoát về sự khác biệt đó. Khi phê phán các quan điểm đối lập, các ông thường chỉ ra mâu thuẫn của những quan điểm này, từ đó khẳng định những quan điểm này là sai trái, không phù hợp. Khi đó, các ông ngụ ý đây là mâu thuẫn logic, cần được loại bỏ. Còn khi bàn về vai trò của mâu thuẫn với tính cách là nguồn gốc, động lực của quá trình phát triển thì khi đó các ông muốn nói đến loại mâu thuẫn thứ hai, mâu thuẫn biện chứng. Trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; các phương pháp phân tích và tổng hợp, đối chiếu và so sánh, khái quát hóa và trừu tượng hóa, bài báo phân tích, làm rõ hai khái niệm trên, so sánh chúng với nhau, từ đó chỉ ra sự khác biệt cơ bản giữa chúng. Kết quả nghiên cứu đã góp phần chỉ ra sự khác nhau về nguồn gốc, về bản chất, về phạm vi tác động và vai trò của chúng trong tư duy cũng như trong hiện thực khách quan. Sự phân biệt này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tìm hiểu các phạm trù triết học cơ bản, một vấn đề có tính khái quát, trừu tượng cao.


Từ khóa


Mâu thuẫn; Logic; Biện chứng; Chủ quan; Khách quan

Toàn văn:

PDF

Tài liệu tham khảo


[1] V. I. Lenin, Complete Works, vol. 24, Progress Publishers, Moscow, 1981, pp. 240, 116, 268.

[2] K. Marx, Friedrich Engels: Collected Works, vol. 20, National Political Publishing House, Hanoi, 2004, pp. 172-173.

[3] T. H. Nguyen, “Some Thoughts on the Essence of Contradiction Analysis Method,” Journal of Philosophy, no. 1, pp. 67-71, June 1994.

[4] V. V. Nguyen, “To Contribute Effectively to Resolving Main Contradictions in Our Country Today,” Journal of Philosophy, no. 4, pp. 103-107, April 2002.

[5] D. H. Tran, “On Contradiction and Non-Contradiction,” Journal of Philosophy, no. 2, pp. 35-39, August 2004.

[6] N. Q. Pham, “Contradictions Arising in the Process of Perceiving and Applying Marxist-Leninist Philosophy on the Path and Motivation towards Socialism in Vietnam Today,” Journal of Philosophy, no. 7, pp. 77-81, October 2011.

[7] N. H. Nguyen, “Contradiction between People: Some Basic Contents,” Journal of Philosophy, no. 4, pp. 94-99, August 2010.

[8] T. Mautner, A Dictionary of Philosophy. Blackwell Publishers Ltd, 1996, p. 85.




DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.9591

Các bài báo tham chiếu

  • Hiện tại không có bài báo tham chiếu
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên
Phòng 408, 409 - Tòa nhà Điều hành - Đại học Thái Nguyên
Phường Tân Thịnh - Thành phố Thái Nguyên
Điện thoại: 0208 3840 288 - E-mail: jst@tnu.edu.vn
Phát triển trên nền tảng Open Journal Systems
©2018 All Rights Reserved