KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA TỪ MƯỢN TIẾNG ANH ĐỐI VỚI VIỆC HỌC TỪ VỰNG TIẾNG HÀN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Thông tin bài báo
Ngày nhận bài: 03/03/24                Ngày hoàn thiện: 14/05/24                Ngày đăng: 14/05/24Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm mục đích khảo sát ảnh hưởng của từ ngoại lai, cụ thể là từ mượn tiếng Anh đối với việc học từ vựng tiếng Hàn Quốc của sinh viên trường Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên. Đối tượng nghiên cứu bao gồm 120 sinh viên năm thứ tư và năm thứ năm theo học tiếng Hàn Quốc của trường. Các công cụ thu thập dữ liệu dựa theo học phần tiếng Hàn trong chương trình đào tạo, các kết quả học tập, các bài kiểm tra, các kĩ năng thực hành ngôn ngữ trong quá trình học tập và rèn luyện của học kì 1 năm học 2023-2024. Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết sinh viên cảm thấy từ mượn tiếng Anh dễ học (chiếm 56,3%), dễ nhớ (chiếm 52,1%). Trong đó, khó khăn nhất khi học từ mượn tiếng Anh là “khó phân biệt với từ gốc Hàn” (chiếm 43,8%). Mặc dù vậy, đại đa số sinh viên đều muốn gặp nhiều từ mượn tiếng Anh (chiếm 70,8%) và mong muốn mở rộng vốn từ mượn tiếng Anh trong tương lai (chiếm 97,9%). Nghiên cứu này là một nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho giáo viên và sinh viên theo học tiếng Hàn. Từ kết quả khảo sát, nhóm tác giả đưa ra những đề xuất nhằm giúp thầy và trò mở rộng vốn từ vựng tiếng Hàn ngày càng phong phú hơn.
Từ khóa
Toàn văn:
PDFTài liệu tham khảo
[1] Institute of Linguistics, Vietnamese Dictionary. Encyclopedia Publishing House, 2010.
[2] R. Tyson, “English loanwords in Korean: Patterns of borrowing and sematic change," El Two Talk, vol. 1, no. 1, pp. 29-36, Spring 1993.
[3] S. K. Han, Y. J. Son, and S. Y. Park, “A Study of Numeral Unit Bound Nouns of Loanwords,” Studies in Humanities and Social Sciences, vol. 64, no. 3, pp. 83-103, 2021, doi: 10.17939/hushss.2021.64.3.003.
[4] A. Y. Kim and S. Y. Kim, “A pilot study on the selection of fundemental loanwords,” Eomunhak - The Korean Language and Literature, vol. 1, no. 159, pp. 39-80, 2023.
[5] A. Y. Kim, “The Structure and Significance of Korean Loanword Dictionary (1970),” Journal of Korealex, vol. 1, no. 41, pp. 120-147, 2023.
[6] L. Fu and K. L. Nam, “A Comparative Study on the Distribution and Borrowing Methods of Loanwords in Korean and Chinese Neologisms,” Korean Linguistics, vol. 98, pp. 41-68, 2023.
[7] S. Y. Lee, “Some Aspects of New Loanwords in Korean,” Journal of Korean Linguistics, vol. 3, no. 87, pp. 117-144, 2018, doi: 10.15811/jkl.2018..87.004.
[8] Y. J. Mun, “A Study on the Improvement of the Learning Efficiency of Korean loanwords by Japanese Speakers based on comparison of Korean and Japanese loanwords Notation: focusing on English borrowde words,” The Journal of Korean Education Research, vol. 1, no. 16, pp. 85-106, 2022, doi: 10.25022/JKLER.2022.16.085.
[9] S. H. Kok and S. M. Choen, “Study of the reception phenomenon of English loanwords in Korean and Polish,” Master Thesis, Hankuk University of Foreign Studies, October 2013.
DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.9830
Các bài báo tham chiếu
- Hiện tại không có bài báo tham chiếu