VÀI NÉT VỀ CHẾ ĐỘ CỐT PHẨM CỦA SILLA TRONG THỜI KỲ TAM QUỐC CỦA TRIỀU TIÊN CỔ ĐẠI | Tùng | TNU Journal of Science and Technology

VÀI NÉT VỀ CHẾ ĐỘ CỐT PHẨM CỦA SILLA TRONG THỜI KỲ TAM QUỐC CỦA TRIỀU TIÊN CỔ ĐẠI

Thông tin bài báo

Ngày nhận bài: 10/04/24                Ngày hoàn thiện: 15/04/24                Ngày đăng: 15/04/24

Các tác giả

1. Dương Thanh Tùng Email to author, Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên
2. Dương Thị Huyền, Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên

Tóm tắt


Silla là một quốc gia hình thành ở phía Đông Nam bán đảo Triều Tiên, có vị trí địa lý ít thuận lợi, đồng thời lại ra đời muộn nên quan hệ sản xuất phong kiến phát triển chậm chạp. Tuy nhiên, Silla đã nhanh chóng khẳng định được quyền làm chủ của mình. Nhà nước Silla được tổ chức theo nguyên tắc quân chủ quý tộc, so với Goguryeo và Baekje trong thời kỳ Tam Quốc, yếu tố quý tộc của nhà nước Silla có phần đậm nét hơn, được thể hiện rất rõ trong chế độ Cốt phẩm. Hệ thống Cốt phẩm (골품제도) được hình hành để phân biệt xã hội trên cơ sở huyết thống và dòng dõi, bảo vệ quyền lợi cho hoàng gia và quý tộc. Chế độ này quy định mức độ quyền lực mà quý tộc được phép nắm giữ dựa theo địa vị. Thông qua việc sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic, bài viết góp phần làm sáng rõ một số vấn đề liên quan đến chế độ Cốt phẩm ở Silla thế kỷ VI - VII như những nhân tố tác động tới sự hình thành chế độ này, đặc trưng của chế độ Cốt phẩm trong chính trị, hôn nhân, kinh tế, xã hội, quân sự... Trên cơ sở đó, bài viết rút ra được một số kết luận về những tác động của chế độ này đối với lịch sử nhà nước Silla nói riêng và lịch sử Triều Tiên nói chung.

Từ khóa


Cốt phẩm; Triều Tiên; Silla; Quý tộc; Chính trị

Toàn văn:

PDF

Tài liệu tham khảo


[1] T. T. Nguyen, “The influence of the Chinese royal institution on feudal Korea (from the second half of the first century to the early twentieth century),” Journal of Science, Hue University of Education, vol. 53, no. 1, pp. 127-136, 2020.

[2] J. Deok-jae, “Characteristics of the Council of Nobles in Silla and Its Transformation,” The Review of Korean Studies, vol. 6, no. 2, pp. 233-265, December 2003.

[3] K. Ching-Sun, “A Reflection on the Nature of Early Leadership in the Silla Kingdom,” Baeksanhakbo Academic Journal, vol. 52, pp. 99-135, 1999.

[4] L. Ki-dong, “Bureaucracy and Kolpum System in the Middle Age of Silla,” Journal of Social Sciences and Humanities, vol. 52, pp. 31-58, December 1980.

[5] R. Richard, “The Flower Boys of Silla (Hwarang),” Transactions of the Korea Branch of the Royal Asiatic Society, no. 38, pp. 1-66, 1961.

[6] N. Q. Nguyen, “Some features of education on the Korean Peninsula during the Three Kingdoms period,” Journal of Northeast Asian Studies, no. 8, 2010. [Online]. Available: http://www.inas.gov.vn/732-vai-net-ve-nen-giao-duc-tren-ban-dao-han-thoi-tam-quoc.html. [Accessed March 31, 2024].

[7] Korean History Editorial Board, Korean History. Seoul National University Press, Korea, 2005.

[8] K. Bu-sik, History of the Three Kingdoms I, translated by Nguyen Ngoc Que. Vietnamese Women's Publishing House, Hanoi, 2019.

[9] I. Yeon, Samguk Yusa, translated by Ly Xuan Chung. Literary Publishing House, Hanoi, 2022.

[10] A. V. Nguyen, Korea, history - culture. Culture Publishing House, Hanoi, 1996.




DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.10102

Các bài báo tham chiếu

  • Hiện tại không có bài báo tham chiếu
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên
Phòng 408, 409 - Tòa nhà Điều hành - Đại học Thái Nguyên
Phường Tân Thịnh - Thành phố Thái Nguyên
Điện thoại: 0208 3840 288 - E-mail: jst@tnu.edu.vn
Phát triển trên nền tảng Open Journal Systems
©2018 All Rights Reserved