NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN CHUỒNG, PHÂN HỮU CƠ VI SINH ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA BƯỞI ĐẠI MINH GIAI ĐOẠN TỪ 8 – 10 TUỔI TẠI HUYỆN YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁI
Thông tin bài báo
Ngày đăng: 31/10/17Tóm tắt
Nghiên cứu được tiến hành trên giống bưởi Đại Minh giai đoạn 8-10 tuổi tại xã Đại Minh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái để đánh giá ảnh hưởng của phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh Quả Cầu Xanh đến sinh trưởng, phát triển giống bưởi Đại Minh. Hai thí nghiệm được tiến hành từ tháng 11 năm 2016 đến tháng 9 năm 2017, mỗi thí nghiệm đều được bố trí theo phương pháp thông dụng trong cây ăn quả, gồm 4 công thức với 3 lần nhắc lại, mỗi công thức theo dõi 3 cây. Các chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng lộc, động thái tăng trưởng lộc, thời gian ra hoa và tỉ lệ rụng quả, động thái tăng trưởng quả được đo đếm đánh giá. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, sử dụng cả phân chuồng (70 kg/cây/năm) và phân hữu cơ vi sinh Quả Cầu Xanh (50 kg/cây/năm) cho thời gian ra lộc nhanh hơn và số lượng lộc/cành cao hơn so với công thức đối chứng. Sử dụng phân chuồng 70 kg/cây/năm, phân hữu cơ vi sinh Quả Cầu Xanh (30 kg/cây/năm) có thời gian ra hoa ngắn hơn so với công thức đối chứng. Không chỉ có vậy, sử dụng phân bón ở 2 công thức trên còn cho tỉ lệ đậu quả và tốc độ tăng trưởng quả cao hơn so với công thức đối chứng không bón phân.
Từ khóa
Toàn văn:
PDFCác bài báo tham chiếu
- Hiện tại không có bài báo tham chiếu