ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC ĐIỀU KIỆN THỦY PHÂN KIỀM ĐẾN HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA LIGNIN HÒA TAN TỪ VỎ QUẢ NA ANNONA SQUMOSA LINN | Tuấn | TNU Journal of Science and Technology

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC ĐIỀU KIỆN THỦY PHÂN KIỀM ĐẾN HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA LIGNIN HÒA TAN TỪ VỎ QUẢ NA ANNONA SQUMOSA LINN

Thông tin bài báo

Ngày nhận bài: 13/05/24                Ngày hoàn thiện: 10/06/24                Ngày đăng: 11/06/24

Các tác giả

1. Lê Công Tuấn, Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế
2. Lê Duy Khương Email to author, Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật - Đại học Quốc gia Hà Nội

Tóm tắt


Nghiên cứu này được thực hiện để thu nhận lignin hòa tan từ vỏ quả Na và đánh giá khả năng kháng khuẩn của lignin thu nhận được. Phương pháp thủy phân bằng dung dịch kiềm loãng được sử dụng để phá hủy cấu trúc lignin trong thành phần chất xơ của thực vật, từ đó tạo ra lignin hòa tan trong dung dịch. Để tách chiết lignin hòa tan, phương pháp điều chỉnh pH sử dụng H2SO4 được áp dụng. Kết tủa lignin sau khi được tách ra đem xác định khối lượng và đánh giá khả năng kháng khuẩn. Các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng kết tủa đã được khảo sát gồm; dãy nồng độ NaOH 1,25; 2,5; 3,75; 5 g/L, dãy nhiệt độ 25, 50, 75, 105 oC, và dãy thời gian phản ứng 60, 90, 120, 150 phút. Kết quả cho thấy các thông số khảo sát đều có ảnh hưởng đến khối lượng thu nhận kết tủa lignin và hoạt tính kháng khuẩn. Điều kiện tối ưu được lựa chọn là nồng độ NaOH 2,5 g/L, nhiệt độ 75 oC, thời gian 90 phút. Tại chế độ tối ưu thu được 0,76 g kết tủa lignin. Đường kính vòng kháng khuẩn Escherichia colicao nhất là 288 mm, tương ứng với 87,3% so với đối chứng dương; trong khi đó với Salmonella typhi cao nhất đạt 303 mm, tương ứng 94,7% so vớiđối chứng dương. Kết quả này cho thấy vỏ quả Na là nguồn nguyên liệu tiềm năng để thu nhận các chất có hoạt tính kháng khuẩn.

Từ khóa


Hoạt tính kháng khuẩn; Annona squamosa Linn.; Tiền xử lý kiềm; Lignin; Thủy phân

Toàn văn:

PDF

Tài liệu tham khảo


[1] F. T. C. Souza et al., "Production of nutritious flour from residue custard apple (µL.) for the development of new products," Journal of Food Quality, vol. 2018, 2018, Art. no. 5281035, doi: 10.1155/2018/5281035.

[2] B. T. M. Nguyet, "Research on the chemical composition and biological activities of Annona squamosa L. and Melodoum fruticosum Lour. of the Annonaceae family in Vietnam," (In Vietnamese), PhD thesis, Vinh University, 2014.

[3] S. E. L. M. Chimbevo, "Prelimimary screening of nutraceutical protential of fruit pulp, peel and seeds from Annona squamosa (L.) and Annona muricata (L.) growing in coát region of Kenya," American Journal of BioSclence, vol. 7, no. 3, pp. 1-70, 2019, doi: 10.11648/j.ajbio.20190703.11.

[4] M. G. Shehata, M. M. Abu-Serie, N. M. A. El-Aziz, and S. A. El-Sohaimy, "Nutritional, phytochemical, and in vitro anticancer potential of sugar apple (Annona squamosa) fruits," Sci. Rep., vol. 11, no. 1, pp. 62-24, Mar. 18 ,2021.

[5] J. S. K. Shardul, K. Prajakta, T. Prafullachandra, P. Santosh, and R. Arun, "Proximate Analysis of Peel and Seed of Annona Squamosa (Custard Apple) Fruit," Research Journal of Chemical Sciences, vol. 3, no. 2, pp. 92-94, 2013.

[6] L. D. Khuong et al., "Effect of chemical factors on integrated fungal fermentation of sugarcane bagasse for ethanol production by a white-rot fungus, Phlebia sp. MG-60," Bioresource Technology, vol. 167, pp. 33-40, 2014.

[7] L. D. Khuong, R. Kondo, R. De Leon, T. K. Anh, K. Shimizu, and I. Kamei, "Bioethanol production from alkaline-pretreated sugarcane bagasse by consolidated bioprocessing using Phlebia sp. MG-60," International Biodeterioration Biodegradation, vol. 88, pp. 62-68, 2014.

[8] C. L. Tri, L. D. Khuong, and I. Kamei, "Butanol production from alkaline pretreated bamboo using co-culture of wood-rotting fungus Phlebia sp. MG-60-P2 and bacterium Clostridium saccharoperbutylacetonicum," Biomass Conversion Biorefinery, pp. 1-8, 2023, doi: 10.1007/s13399-023-04320-8.

[9] G. J. Rocha, C. Martín, V. F. D. Silva, E. O. Gómez, and A. R. Gonçalves, "Mass balance of pilot-scale pretreatment of sugarcane bagasse by steam explosion followed by alkaline delignification," Bioresource Technology, vol. 111, pp. 447-452, 2012.

[10] A. Barapatre, A. S. Meena, S. Mekala, A. Das, and H. Jha, "In vitro evaluation of antioxidant and cytotoxic activities of lignin fractions extracted from Acacia nilotica," International Journal of Biological Macromolecules, vol. 86, pp. 443-453, 2016.

[11] G. Vazquez-Olivo, L. X. López-Martínez, L. Contreras-Angulo, and J. B. Heredia, "Antioxidant capacity of lignin and phenolic compounds from corn stover," Waste Biomass Valorization, vol. 10, pp. 95-102, 2019.

[12] O. Yu and K. H. Kim, "Lignin to materials: A focused review on recent novel lignin applications," Applied Sciences, vol. 10, no. 13, p. 4626, 2020.

[13] F. C. Lobo, A. R. Franco, E. M. Fernandes, and R. L. Reis, "An overview of the antimicrobial properties of lignocellulosic materials," Molecules, vol. 26, no. 6, p. 1749, 2021.

[14] R. Saha, "Pharmacognosy and pharmacology of Annona squamosa," International Journal of Pharmacy & Life Sciences, vol. 2, pp. 1183-1189, 2011.

[15] M. M. Rahman, S. Parvin, M. E. Haque, M. E. Islam, and M. A. Mosaddik, "Antimicrobial and cytotoxic constituents from the seeds of Annona squamosa," Fitoterapia, vol. 76, no. 5, pp. 484-489, 2005.

[16] J. Kumar, T. Rekha, S. Devi, M. Kannan, A. Jaswanth, and V. Gopal, "Insecticidal activity of ethanolic extract of leaves of Annona squamosa," Journal of Chemical Pharmaceutical Research, vol. 2, no. 5, pp. 177-180, 2010.

[17] R. Vijayalakshmi and T. Nithiya, "Antimicrobial activity of fruit extract of Annona squamosa L.," World Journal of Pharmacy and Pharmaceutical Sciences, vol. 4, pp. 1257-1267, 2015.

[18] S. Hemalatha, P. Amudha, N. P. Bharathi, and V. Vanitha, "Determination of bioactive phytocomponents from hydroethanolic extract of Annona squamosa (Linn.) Leaf By Gc-Ms," International Journal of Pharmaceutical Sciences, vol. 8, no. 6, pp. 2539-2544, 2017.

[19] G. A. El-Chaghaby, A. F. Ahmad, and E. S. Ramis, "Evaluation of the antioxidant and antibacterial properties of various solvents extracts of Annona squamosa L. leaves," Arabian Journal of Chemistry, vol. 7, no. 2, pp. 227-233, 2014.

[20] S. Roy and P. Lingampeta, "Solid wastes of fruits peels as source of low cost broad spectrum natural antimicrobial compounds-furanone, furfural and benezenetriol," International Journal of Research in Engineering and Technology, vol. 3, no. 7, pp. 273-279, 2014.

[21] V. Kothari and S. Seshadri, "In vitro antibacterial activity in seed extracts of Manilkara zapota, Anona squamosa, and Tamarindus indica," Biological research, vol. 43, no. 2, pp. 165-168, 2010.

[22] G. H. F. Viera, J. A. Mourão, Â. M. Ângelo, R. A. Costa, and R. H. S. D. F. Vieira, "Antibacterial effect (in vitro) of Moringa oleifera and Annona muricata against Gram positive and Gram negative bacteria," Revista do Instituto de Medicina Tropical de São Paulo, vol. 52, pp. 129-132, 2010.




DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.10378

Các bài báo tham chiếu

  • Hiện tại không có bài báo tham chiếu
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên
Phòng 408, 409 - Tòa nhà Điều hành - Đại học Thái Nguyên
Phường Tân Thịnh - Thành phố Thái Nguyên
Điện thoại: 0208 3840 288 - E-mail: jst@tnu.edu.vn
Phát triển trên nền tảng Open Journal Systems
©2018 All Rights Reserved